Danh mục

Bài giảng Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.09 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Nội dung phần 1 giúp sinh viên hiểu rõ về lịch sử Olympic cổ đại và đại hội thể thao ở Hy Lạp cổ đại. Các kỳ đại hội Olympic: Thế vận hội, Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) cùng những vấn đề trong phong trào Olympic như thể thao cho mọi người, thể thao và môi trường, thi đấu cao thượng (Fair play) và văn hoá, giáo dục Olympic đồng thời hiểu rõ phong trào Olympic Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA GDTC - QP, AN BÀI GIẢNG OLYMPIC HỌC VÀ QUẢN LÝCHUYÊN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO ThS. Nguyễn Xuân Thưởng 1 LỜI NÓI ĐẦU Hơn một trăm năm qua những tư tưởng cao đẹp của phong trào Olympic vẫn giữnguyên giá trị của nó: mục tiêu của thể thao là phục vụ cho sự phát triển hài hoà củacon người và góp phần xây dựng một xã hội hoà bình tốt đẹp, luôn luôn vươn tớinhững giá trị cao đẹp và bảo vệ phẩm giá con người. Những cống hiến của thể thao vàlý tuởng Olympic đối với con người, xã hội, đối với việc phát triển của nhân loại vàhoà bình thế giới là tích cực và ngày càng có giá trị quan trọng trong hoạt động củamỗi quốc gia và thế giới. Do đó việc giáo dục Olympic cho sinh viên thể thao là việclàm cần thiết nhằm cung cấp những tri thức và hiểu biết về lý tưởng Olympic mangtính toàn cầu. Quản lý chuyên ngành thể dục thể thao (TDTT), giúp sinh viên có thể vận dụngsáng tạo trong việc phát triển thể thao thành tích cao cũng như phát triển phong trào thểdục thể thao quần chúng nói chung và phong trào thể dục thể thao trường học nói riêng,nhằm nâng cao thành tích, phát hiện nhân tài thể dục thể thao trường học, củng cố vàphát triển sức khoẻ cho cộng đồng và học sinh trong nhà trường. Môn học được chia thành hai phần:Phần 1: Olympic học.Phần 2: Quản lý chuyên ngành thể dục thể thao. + Olympic học: Sinh viên hiểu rõ về lịch sử Olympic cổ đại và đại hội thể thaoở Hy Lạp cổ đại. Các kỳ đại hội Olympic: Thế vận hội, Đại hội thể thao châu Á, Đạihội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) cùng những vấn đề trong phong trào Olympicnhư thể thao cho mọi người, thể thao và môi trường, thi đấu cao thượng (Fair play) vàvăn hoá, giáo dục Olympic đồng thời hiểu rõ phong trào Olympic Việt Nam. + Quản lý chuyên ngành TDTT: Với mục tiêu cung cấp cho sinh viên nhữngkiến thức về xã hội hoá TDTT cùng các giải pháp. Cách thức xây dựng một đề án pháttriển TDTT thành tích cao và thể thao quần chúng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu pháttriển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới, các ý nghĩa về kinh tế TDTT. Đồng thờicác kiến thức về Điều khiển học trong quản lý TDTT và ứng dụng điều khiển học để 2xây dựng một kế hoạch phát triển TDTT. Nhận thức về Olympic, về Quản lý chuyên ngành TDTT cũng không ngừngbiến đổi ngày một hoàn thiện hơn theo sự phát triển của xã hội, do đó sẽ được bổ sungdần trong quá trình sử dụng và phát triển. Mong quý đồng nghiệp góp ý bổ sung bàigiảng để hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 3 PHẦN 1. OLYMPIC HỌCChương 1. OLYMPIC HỌC1.1. Lịch sử Olympic1.1.1. Lịch sử Olympic cổ đại - Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) đã xuất hiện rất lâu trong các nền vănminh xa xưa của nhân loại. Nhiều cuộc thi đấu thể thao đã từng được tổ chức trong cácnghi lễ tôn gáo hoặc để huấn luyện chiến binh - Vào khoảng 10 thế kỷ trước công nguyên, ở Hy Lạp cổ đại, trình độ phát triểnxã hội đã đạt đến mức khá cao, hình thành quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Thời đó,sức mạnh quân sự của các quốc gia gắn liền với trình độ thể lực và tổ chức của binhlính nên người Hy Lạp rất quan tâm đến huấn luyện quân sự và giáo dục thể chất, lấycơ sở là huấn luyện thể thao để đào tạo binh lính và dân chúng, nhất là con em của cáctầng lớp quý tộc, chủ nô. Điển hình như hệ thống giáo dục thể chất Spactơ chú trọngvào rèn luyện sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo kết hợp với chính sách hà khắc để duy trìưu thế quân sự của quốc gia hoặc hệ thống giáo dục của Aten thiên về đào tạo nhữngcông dân toàn diện, có cơ thể khỏe mạnh, tri thức và tâm hồn phong phú. - Do tình trạng chiến tranh xảy ra liên miên, các công dân Hy Lạp thường tìmđến các hoạt động thi đấu thể thao để rèn luyện kỹ năng, khẳng định ưu thế của mình.Thoạt đầu là những ngày hội để cho các lớp thanh niên ở các vùng lân cận gặp nhau,dần dần tiến tới cuộc biểu dương rộng lớn, lôi cuốn các lực sĩ toàn vùng lãnh thổ HyLạp. Phong trào ngày càng mở rộng, khắp nơi đều tổ chức các cuộc thi đấu thể thao.Các cuộc thi đấu tổ chức dần dần có tính chu kỳ, đi kèm với các ngày lễ tôn giáo, trởthành các đại hội thể thao trên toàn cõi Hy Lạp. Trong số đó, quan trọng nhất và ảnhhưởng lớn nhất là đại hội thể thao tổ chức ở Olympia. - Có thể có nhiều đại hội được tiến hành từ trước nhưng Đại hội năm 776 trướcCông nguyên là Đại hội Olympic cổ đại đầu tiên được ghi nhận căn cứ vào tên của cáclực sĩ chiến thắng tại các cuộc thi tài được khắc lại trên đá. - Thời gian tổ chức đại hội chỉ trong một ngày, về sau kéo dài tới năm ngày vì 4có các vòng đấu loại và chung kết ...

Tài liệu được xem nhiều: