Danh mục

Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế có kết cấu nội dung gồm 6 chương, nội dung tài liệu gồm có: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp sản xuất, phân tích tình hình sản xuất, phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất,phân tích giá thành sản phẩm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế - ĐH Phạm Văn ĐồngTRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNGKHOA KINH TẾBÀI GIẢNGMÔN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNGKINH TẾ(Dùng cho đào tạo tín chỉ)Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Phương HảoLưu hành nội bộ - Năm 20150CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNGKINH TẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT1.1 Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh tế1.1.1 Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh tếTrước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tíchthường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sảnxuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều,đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển nhưmột môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị và làcơ sở cho việc ra quyết định“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượngtrong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.1“Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứuđể đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; trên cơ sở đóđề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp” .2Phân tích hoạt động kinh doanh ngày càng được hoàn thiện về hệ thống lýluận và vận dụng trong thực tế, nó hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tếvà yêu cầu quản lý kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào phục vụ nộibộ quản trị doanh nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong các phương pháp phântích.Số liệu của phân tích đôi khi là những bí mật riêng của doanh nghiệp nên khôngcó trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo kế toán1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế chính là kết quả của quá trìnhhoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp”3[3].1.PGS. TS. Phạm Thí Gái.2004, Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội.Trang 52.TS.Ngô Hà Tấn.2001, Phân tích hoạt động kinh doanh ( phần 1). NXB Giáo dục. Trang 103.TS.Ngô Hà Tấn.2001,Phân tích hoạt động kinh doanh (phần 1).NXB Giáo dục. Trang 161a. Kết quả của quá trình kinh doanhKết quả của quá trình kinh doanh theo nghĩa rộng không chỉ là kết quả tàichính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạntrong quá trình kinh doanh của doanh nghiệpKết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế.Chỉ tiêu kinh tế gắn liền với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế có nội dung tươngđối ổn định còn trị số của chỉ tiêu kinh tế thì thay đổi theo thời gian và không gian.Trị số của chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau.Chỉ tiêu kinh tế bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chỉ tiêu phản ánh chấtlượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoặc điềukiện của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: các chỉ tiêu về doanh thu, về vốnkinh doanh, về giá trị sản xuất…Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả củaquá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: năng suất lao động, giá thành, tỷ suất lợinhuận…Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vàomục tiêu của phân tíchb. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tếPhân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanhmà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chỉ tiêu phân tích.Nhân tố là những yếu tố bên trongcủa mỗi hiện tượng, mỗi quá trình kinh tế...vàmỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ lớn, tính chất, xuhướng và mức độ của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trìnhsản xuất kinh doanh có rất nhiều, tùy theo mục đích phân tích có thể phân loại nhântố theo nhiều tiêu thức khác nhau- Theo nội dung kinh tế của nhân tố, nhân tố bao gồm:+ Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như:số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn…những nhân tố này ảnh hưởng trựctiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnhhưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chấtlượng sản phẩm sản xuất…- Theo tính tất yếu của nhân tố, có thể phân thành 2 loại+ Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh như một tất yếu trong quá trình2kinh doanh, ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông thường, nhân tố kháchquan chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài.+ Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tùy thuộc vào sự nổ lực của bảnthân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong- Theo xu hướng tác động của nhân tố,bao gồm:+ Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn củahiệu quả kinh doanh.+ Nhân tố tiêu cực là nh ...

Tài liệu được xem nhiều: