Danh mục

Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 7 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 872.35 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 7: Phân tích khả năng sinh lời" biên soạn bởi ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã giúp người học nắm được các kiến thức bao gồm mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động; khả năng sinh lời và khả năng thanh toán; các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời; ứng dụng mô hình DuPont trong phân tích khả năng sinh lời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 7 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã BÀI 7 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI Giảng viên: ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã Trường Đại học Kinh tế Quốc dânv1.0015106223 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Giai đoạn 2009 – 2013 chứng kiến sự sụt giảm tỷ lệ sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. ROE giảm từ 15% (2009) xuống chỉ còn 6% (2013). Mức sụt giảm này được đánh giá là đáng kể và là một hiện tượng đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu cũng như giới đầu tư. Thực trạng này khiến cho các ngân hàng phải mở rộng sang những kênh đầu tư khác có tỷ lệ sinh lời cao hơn ngoài hoạt động cho vay thông thường. ROE là gì? Tại sao chỉ tiêu này lại được đặc biệt quan tâm trong phân tích khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp? Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụt giảm ROE của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 nêu trên?v1.0015106223 2 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động, giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. • Biết được cách tính toán và diễn giải các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). • Vận dụng được mô hình DuPont trong phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.v1.0015106223 3 NỘI DUNG Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời Ứng dụng mô hình DuPont trong phân tích khả năng sinh lờiv1.0015106223 4 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG • Hiệu quả hoạt động được thể hiện ở khả năng quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể hơn là ở khả năng giảm thiểu các chi phí tới mức tối đa trong phạm vi không ảnh hưởng đến thu nhập. Hiệu quả hoạt động còn được thể hiện ở mức độ, tần suất khai thác cần thiết các tài sản của doanh nghiệp để tạo ra một đơn vị thu nhập. • Hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố quyết định khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao hơn thì khả năng sinh lời cũng cao hơn và ngược lại. • Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng sinh lời lại là thước đo cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp thuộc cùng ngành nghề, có quy mô, cơ cấu tài chính như nhau và những thuộc tính khác tương đồng nhau nhưng một doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lợi cao hơn thì đó có thể là do doanh nghiệp này có hiệu quả hoạt động cao hơn.v1.0015106223 5 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN • Khả năng sinh lời là một trong những yếu tố tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao hơn thì lưu chuyển tiền tệ cũng tốt hơn, ngân quỹ dồi dào hơn và khả năng thanh toán cũng tốt hơn và ngược lại. • Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng thanh toán cũng có thể tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chẳng hạn một doanh nghiệp cần phải có khả năng thanh toán tốt thì mới có thể mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết phục vụ cho sản xuất – kinh doanh, giúp hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì thường xuyên, từ đó có thể tạo ra thu nhập ổn định hơn cho doanh nghiệp. • Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể sẽ phải đánh đổi giữa việc đảm bảo khả năng thanh toán với khả năng sinh lợi. Chẳng hạn muốn đảm bảo khả năng thanh toán tốt thì doanh nghiệp phải có dự trữ tiền mặt dồi dào, nhưng nếu duy trì mức dự trữ tiền mặt quá cao thì lại làm giảm khả năng sinh lợi bởi tiền không được sử dụng để đầu tư thì không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.v1.0015106223 6 3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 3.2. Tỷ suất ...

Tài liệu được xem nhiều: