Danh mục

Bài giảng Phân tích và quản lý danh mục đầu tư - Chương 2: Chính sách đầu tư và phân bổ tài sản

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.10 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phân tích và quản lý danh mục đầu tư - Chương 2: Chính sách đầu tư và phân bổ tài sản. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách đầu tư; chính sách đầu tư của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức; khái niệm, đặc điểm, mục tiêu phân bổ tài sản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích và quản lý danh mục đầu tư - Chương 2: Chính sách đầu tư và phân bổ tài sản CHƯƠNG 2 Chính sách đầu tư và phân bổ tài Chương 2: Chính sách đầu tư và phân bổ tài o 2.1 Chính sách đầu tư o2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách đầu tư o2.1.2 Chính sách đầu tư của nhà đầu tư cá nhân o2.1.3 Chính sách đầu tư của nhà đầu tư tổ chức o2.2 Phân bổ tài sản o2.2.1 Khái niệm, đặc điểm o2.2.2 Mục tiêu phân bổ tài sản o2.2.3 Các hình thức phân bổ tài sản 2.1.1 Khái niệm về chính sách đầu tư Chính sách đầu tư là hệ thống các quy trình hướng dẫn hoạt động để đạt được mục tiêu đầu tư của khách hàng trên cơ sở tuân thủ các hạn chế đầu tư theo các cam kết tại hợp đồng quản lý Các câu hỏi thường đặt ra khi thiết lập chính sách đầu tư • Những rủi ro nào có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính của nhà đầu tư, đặc biệt là trong ngắn hạn • Nhà đầu tư sẽ có những phản ứng ra sao khi tình hình tài chính xấu đi? • Nhà đầu tư hiểu biết về thị trường tài chính và việc đầu tư trên thị trường này ở mức độ nào? • Nhà đầu tư có những nguồn thu nhập nào? Mức thu nhập? Danh mục này có ảnh hưởng tới tình hình tài chính chung của nhà đầu tư ntn? • Nhà đầu tư có những hạn chế đầu tư? Hoặc chịu sự điều chỉnh quy định pháp lý nào khi tham gia đầu tư? • Sự biến động giá trị của danh mục có thể ảnh hưởng tới những quyết định đầu tư ntn? 2.1.2 Chính sách đầu tư của nhà đầu tư cá nhân • Mục tiêu đầu tư • Hạn chế trong đầu tư • Đồng tiền cơ sở • Tâm lý ngại rủi ro • Phân loại nhà đầu tư • Quyết định về cơ cấu danh mục đầu tư Mục tiêu đầu tư • Tìm hiểu và nhận biết khách hàng • Phân tích tài sản và vốn • Mục tiêu đầu tư • Mục tiêu ưu tiên cao/Mục tiêu ưu tiên thấp • Bảo toàn vốn/thu nhập ổn định (current income), tăng trưởng (capital appreciation), tăng trưởng kết hợp với thu nhập (total return) • Khả năng chịu rủi ro Hạn chế trong đầu tư • Kỳ đầu tư • Mức độ thanh khoản • Nguyên tắc và các quy định pháp lý (Các quy định pháp lý trong ngành quản lý quỹ, hoặc quản lý danh mục đầu tư, giao dịch nội bộ…) • Thuế • Sở thích và những yêu cầu cá nhân Tâm lý ngại rủi ro • Mức ngại rủi ro khách quan được xác định dựa trên kỳ vọng lợi nhuận, mức độ biến động và các quan hệ tương quan giữa các tài sản trong danh mục bên cạnh đó cần phải có đủ thông tin về tình hình tài chính, cơ chế tính thuế, nghề nghiệp và các điều kiện khác của khách hàng. • Mức ngại rủi ro chủ quan. NĐT cá nhân điển hình thường nhận thức các hình thái rủi ro như sau: • Rủi ro là sự thiệt hại • Rủi ro đi kèm với các sản phẩm mới, không phổ biến • Rủi ro nếu ko đầu tư theo phong trào • Tâm lý sợ lặp lại thất bại • RR khi không phân biệt được tổ chức phát hành và chứng khoán của tổ chức phát hành Phân loại nhà đầu tư • Căn cứ vào đặc điểm nhân khẩu học khi phân tích tâm lý nhà đầu tư cá nhân. Theo quan điểm về vòng đời: • Giai đoạn tích lũy • Giai đoạn củng cố • Giai đoạn chi tiêu • Giai đoạn cho tặng • Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của nhà đầu tư cá nhân: • Mô hình 2 chiều: Các nhà đầu tư thụ động/Các nhà đầu tư chủ động • Mô hình 5 chiều: Tip người ưa mạo hiểm/Tip ngư ời thận trọng/Tip người theo phong trào/ Người theo chủ nghĩa cá nhân/Nhà đầu tư bình thường. Quyết định cơ cấu danh mục đầu tư • Chính sách truyền thống • Chính sách hướng tới thu nhập – danh mục thu nhập • Chính sách tăng trưởng – danh mục tăng trưởng • Thu nhập và tăng trưởng • Chính sách vì lợi nhuận 2.1.3 Chính sách đầu tư của nhà đầu tư tổ chức • Quỹ hưu trí • Các doanh nghiệp bảo hiểm • Các NHTM 2.2 Phân bổ tài sản o 2.2.1 Khái niệm, đặc điểm o 2.2.2 Mục tiêu phân bổ tài sản o 2.2.3 Các hình thức phân bổ tài sản Khái niệm về phân bổ tài sản • Phân bổ tài sản là quá trình phân bổ tài sản của nhà đầu tư vào tài sản tại các quốc gia khác nhau, các nhóm tài sản khác nhau (asset class) • Quyết định phân bổ vốn nhằm phân định tỷ trọng trong vốn đầu tư vào các công cụ đầu tư ít rủi ro trên thị trường tiền tệ và các công cụ rủi ro trên thị trường chứng khoán và bất động sản. • Quyết định phân bổ tài sản nhằm xác lập tỷ trọng vốn dành cho từng nhóm tài sản có mức độ rủi ro khác nhau trong cấu trúc của danh mục tài sản rủi ro. • Phân bổ tài sản thực chất là việc trả lời cho 2 câu hỏi: loại hình tài sản nào sẽ nằm trong danh mục đầu tư? Tỷ trọng từng loại hình tài sản trong danh mục sẽ là bao nhiêu? Tiêu chí phân nhóm tài sản • Tiêu chí chung • Tiền và các tài sản tương đương tiền • Trái phiếu • Cổ phiếu • Phần vốn góp vào các quỹ thành viên, quỹ mạo hiểm; quỹ rủi ro • Bất động sản • Cổ phiếu giá trị và cổ phiếu thường Các thành phần tham gia trong quá trình phân bổ tài sản • Hội đồng đầu tư • Các nhà quản lý danh mục đầu tư/điều hành quỹ chịu trách nhiệm thực hiện việc phân bổ tài sản chiến thuật, dưới sự giám sát của các cán bộ điều hành công ty Quy trình ra quyết định đầu tư trong công ty QLQ Mục tiêu đàu tư Hội đồng đầu tư quyết định chiến thuật đầu tư Người điều hành quỹ phác thảo danh mục đầu tư Thông tin Thị trường Thông tin từ điều tra thị chứng khoán phòng trường nghiên cứu Các hình thức phân bổ tài sản của quỹ hưu trí • Phân bổ tài sản chiến lược • Phân bổ tài sản chiến thuật • Phan bổ tài sản linh hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều: