Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phân 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
Số trang: 53
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.63 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Tiếp nội dung phần 1 Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phân 2 cung cấp các nội dung chính như: Mô hình quan niệm của hệ thống thông tin, mô hình tổ chức của hệ thống thông tin, mức vật lý của hệ thống thông tin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phân 2 - ĐH Phạm Văn Đồng Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Chương 3. MÔ HÌNH QUAN NIỆM CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN Thời lượng: 11 tiết Kết thúc chương này, sinh viên có thể: - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm dữ liệu - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm xử lý 3.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH QUAN NIỆM Mô hình quan niệm của một hệ thống thông tin được thiết lập từ hai mô hình liên quan đến nhau là mô hình quan niệm về dữ liệu và mô hình quan niệm về xử lý. Mô hình quan niệm về dữ liệu: Là sự mô tả toàn bộ dữ liệu của hệ thống, những mô tả này độc lập với các lựa chọn môi trường cài đặt, là công cụ cho phép người phân tích thể hiện dữ liệu của hệ thống ở mức quan niệm. Mô hình có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc bằng hình vẽ. Mô hình quan niệm về xử lý: Mô tả toàn bộ các quy tắc xử lý được áp dụng cho dữ liệu của hệ thống. Mô hình quan niệm cũng là cơ sở để trao đổi giữa những người phân tích thiết kế hệ thống. 3.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - MỐI QUAN HỆ (Entity Relationship - ER) Mô hình ER được giới thiệu bởi CHEN vào năm 1976 và đã trở nên phổ biến ngày càng nhiều hơn. Đầu tiên, mô hình ER chỉ bao gồm các khái niệm thực thể, mối quan hệ và thuộc tính. Về sau, một số khái niệm khác như là thuộc tính kết hợp, cấu trúc cây tổng quát hóa được bổ sung vào mở rộng hơn cho mô hình ER. Mô hình ER là một sự trình bày chi tiết, luận lý về dữ liệu cho một đơn vị tổ chức hoặc một phạm vi nghiệp vụ xác định. Mô hình ER được diễn đạt bằng các thuật ngữ thực thể trong mội trường nghiệp vụ, các mối quan hệ hoặc các liên kết giữa các thực thể này, và các thuộc tính hoặc các đặc trưng của tất cả thực thể và mối quan hệ. 3.2.1. Các yếu tố cơ bản của mô hình thực thể - mối quan hệ a. Thực thể 56 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Thực thể biểu diễn lớp các đối tượng của thế giới thực. Mỗi thể hiện của thực thể gọi là một bản thể. Tên của thực thể là danh từ hay cụm danh từ. b. Mối quan hệ Mối quan hệ biểu diễn sự kết hợp của hai hay nhiều thực thể. Tên của mối quan hệ là động từ hay cụm danh từ c. Thuộc tính Thuộc tính biểu diễn các đặc trưng cơ bản của thực thể hay mối quan hệ. Tất cả thông tin mở rộng được biểu diễn bởi thuộc tính. Hình 3. 1: Thực thể SINH VIÊN và tập thuộc tính của nó 3.2.2. Mô hình thực thể - mối quan hệ mở rộng (Extended Entity Relationship – EER) a. Cấu trúc cây phân cấp Trong mô hình EER, chúng ta có thể thiết lập cấu trúc cây phân cấp giữa các thực thể. Một thực thể E là một tổng quát hóa của một nhóm các thực thể E1, E2,…,En nếu mối đối tượng của lớp E1, E2,…, En cũng là đối tượng của lớp E. Biểu diễn sơ đồ của tổng quát hóa được trình bày trong hình tiếp theo. Mũi tên của cung sẽ chỉ vào thực thể tổng quát hóa. 57 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Hình 3. 2: Biểu diễn tổng quát hóa Mỗi thực thể có thể được bao gồm trong nhiều tổng quát hóa, có thể đồng thời đóng vai trò thực thể tổng quát của một quan hệ tổng quát hóa và là thực thể tập con của một quan hệ tổng quát hóa khác. Tính chất quan trọng của cấu trúc phân cấp là tính thừa kế: tất cả các thực thể chuyên biệt sẽ thừa kế tất cả các đặc trưng của thực thể tổng quát: bao gồm thuộc tính và mối quan hệ. Sơ đồ dưới cho thấy thực thể E1 và E2 thừa hưởng từ E thuộc tính A và mối quan hệ R với thực thể E’. Hình 3. 3: Ví dụ minh họa tính thừa kế của cấu trúc phân cấp Sự tương quan giữa các thực thể chuyển biệt và thực thể tổng quát: phủ toàn bộ/toàn phần và không phủ toàn bộ/bán phần. Sự tương quan giữa các thực thể chuyên biệt: riêng biệt và chồng lắp. Hình 3. 4: Ví dụ cấu trúc phân cấp 58 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin b. Tập con Tập con là một trường hợp đặc biệt của tổng quát hóa chỉ có một thực thể tập con. Tính bao phủ của tập con rõ ràng là bán phần và riêng biệt. Hình 3. 5: Ví dụ tập con c. Thuộc tính phức hợp Thuộc tính phức hợp (subset) là một nhóm các thuộc tính mà có liên hệ trong ý nghĩa khi sử dụng. Hình 3. 6: Ví dụ thuộc tính phức hợp d. Mối quan hệ mở rộng Là mối quan hệ được định nghĩa trên ít nhất một mối quan hệ khác. Trong thực tế, một số tình huống của mối quan hệ được tạo ra không phải do ngữ nghĩa liên kết giữa hai thực thể mà dựa trên ít nhất một mối quan hệ đã tồn tại trước. Trường hợp này mô hình ER truyền thống không cho phép biểu diễn, trong mô hình EER chúng ta biểu diễn điều này thông qua mối quan hệ mở rộng. 59 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Hình 3. 7: Ví dụ mối quan hệ mở rộng Trong mô hình trên, R2 là mối quan hệ mở rộng bởi vì nó được xác định dựa trên mối quan hệ R1 và E3. Do đó R1 phải tồn tại trước R2 và thể hiện của R2 sẽ được xác định dựa trên thể hiện của R1 và E3. 3.2.3. Một số ký hiệu vẽ mô hình thực thể - mối quan hệ Hình 3. 8: Một số ký hiệu vẽ mô hình ER theo CHEN 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TẬP THỰC THỂ 3.3.1. Phân loại mối quan hệ Có các loại sau: - Mối quan hệ nhị phân/nhị nguyên: là mối quan hệ giữa hai thực thể - Mối quan hệ đa phân/đa nguyên: là mối quan hệ giữa 3 hay nhiều thực thể - Mối quan hệ phản thân/ đệ quy: là mối quan hệ giữa một thực thể với chính nó 3.3.2. Vai trò Biểu diễn ngữ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phân 2 - ĐH Phạm Văn Đồng Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Chương 3. MÔ HÌNH QUAN NIỆM CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN Thời lượng: 11 tiết Kết thúc chương này, sinh viên có thể: - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm dữ liệu - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm xử lý 3.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH QUAN NIỆM Mô hình quan niệm của một hệ thống thông tin được thiết lập từ hai mô hình liên quan đến nhau là mô hình quan niệm về dữ liệu và mô hình quan niệm về xử lý. Mô hình quan niệm về dữ liệu: Là sự mô tả toàn bộ dữ liệu của hệ thống, những mô tả này độc lập với các lựa chọn môi trường cài đặt, là công cụ cho phép người phân tích thể hiện dữ liệu của hệ thống ở mức quan niệm. Mô hình có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc bằng hình vẽ. Mô hình quan niệm về xử lý: Mô tả toàn bộ các quy tắc xử lý được áp dụng cho dữ liệu của hệ thống. Mô hình quan niệm cũng là cơ sở để trao đổi giữa những người phân tích thiết kế hệ thống. 3.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - MỐI QUAN HỆ (Entity Relationship - ER) Mô hình ER được giới thiệu bởi CHEN vào năm 1976 và đã trở nên phổ biến ngày càng nhiều hơn. Đầu tiên, mô hình ER chỉ bao gồm các khái niệm thực thể, mối quan hệ và thuộc tính. Về sau, một số khái niệm khác như là thuộc tính kết hợp, cấu trúc cây tổng quát hóa được bổ sung vào mở rộng hơn cho mô hình ER. Mô hình ER là một sự trình bày chi tiết, luận lý về dữ liệu cho một đơn vị tổ chức hoặc một phạm vi nghiệp vụ xác định. Mô hình ER được diễn đạt bằng các thuật ngữ thực thể trong mội trường nghiệp vụ, các mối quan hệ hoặc các liên kết giữa các thực thể này, và các thuộc tính hoặc các đặc trưng của tất cả thực thể và mối quan hệ. 3.2.1. Các yếu tố cơ bản của mô hình thực thể - mối quan hệ a. Thực thể 56 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Thực thể biểu diễn lớp các đối tượng của thế giới thực. Mỗi thể hiện của thực thể gọi là một bản thể. Tên của thực thể là danh từ hay cụm danh từ. b. Mối quan hệ Mối quan hệ biểu diễn sự kết hợp của hai hay nhiều thực thể. Tên của mối quan hệ là động từ hay cụm danh từ c. Thuộc tính Thuộc tính biểu diễn các đặc trưng cơ bản của thực thể hay mối quan hệ. Tất cả thông tin mở rộng được biểu diễn bởi thuộc tính. Hình 3. 1: Thực thể SINH VIÊN và tập thuộc tính của nó 3.2.2. Mô hình thực thể - mối quan hệ mở rộng (Extended Entity Relationship – EER) a. Cấu trúc cây phân cấp Trong mô hình EER, chúng ta có thể thiết lập cấu trúc cây phân cấp giữa các thực thể. Một thực thể E là một tổng quát hóa của một nhóm các thực thể E1, E2,…,En nếu mối đối tượng của lớp E1, E2,…, En cũng là đối tượng của lớp E. Biểu diễn sơ đồ của tổng quát hóa được trình bày trong hình tiếp theo. Mũi tên của cung sẽ chỉ vào thực thể tổng quát hóa. 57 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Hình 3. 2: Biểu diễn tổng quát hóa Mỗi thực thể có thể được bao gồm trong nhiều tổng quát hóa, có thể đồng thời đóng vai trò thực thể tổng quát của một quan hệ tổng quát hóa và là thực thể tập con của một quan hệ tổng quát hóa khác. Tính chất quan trọng của cấu trúc phân cấp là tính thừa kế: tất cả các thực thể chuyên biệt sẽ thừa kế tất cả các đặc trưng của thực thể tổng quát: bao gồm thuộc tính và mối quan hệ. Sơ đồ dưới cho thấy thực thể E1 và E2 thừa hưởng từ E thuộc tính A và mối quan hệ R với thực thể E’. Hình 3. 3: Ví dụ minh họa tính thừa kế của cấu trúc phân cấp Sự tương quan giữa các thực thể chuyển biệt và thực thể tổng quát: phủ toàn bộ/toàn phần và không phủ toàn bộ/bán phần. Sự tương quan giữa các thực thể chuyên biệt: riêng biệt và chồng lắp. Hình 3. 4: Ví dụ cấu trúc phân cấp 58 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin b. Tập con Tập con là một trường hợp đặc biệt của tổng quát hóa chỉ có một thực thể tập con. Tính bao phủ của tập con rõ ràng là bán phần và riêng biệt. Hình 3. 5: Ví dụ tập con c. Thuộc tính phức hợp Thuộc tính phức hợp (subset) là một nhóm các thuộc tính mà có liên hệ trong ý nghĩa khi sử dụng. Hình 3. 6: Ví dụ thuộc tính phức hợp d. Mối quan hệ mở rộng Là mối quan hệ được định nghĩa trên ít nhất một mối quan hệ khác. Trong thực tế, một số tình huống của mối quan hệ được tạo ra không phải do ngữ nghĩa liên kết giữa hai thực thể mà dựa trên ít nhất một mối quan hệ đã tồn tại trước. Trường hợp này mô hình ER truyền thống không cho phép biểu diễn, trong mô hình EER chúng ta biểu diễn điều này thông qua mối quan hệ mở rộng. 59 Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Hình 3. 7: Ví dụ mối quan hệ mở rộng Trong mô hình trên, R2 là mối quan hệ mở rộng bởi vì nó được xác định dựa trên mối quan hệ R1 và E3. Do đó R1 phải tồn tại trước R2 và thể hiện của R2 sẽ được xác định dựa trên thể hiện của R1 và E3. 3.2.3. Một số ký hiệu vẽ mô hình thực thể - mối quan hệ Hình 3. 8: Một số ký hiệu vẽ mô hình ER theo CHEN 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TẬP THỰC THỂ 3.3.1. Phân loại mối quan hệ Có các loại sau: - Mối quan hệ nhị phân/nhị nguyên: là mối quan hệ giữa hai thực thể - Mối quan hệ đa phân/đa nguyên: là mối quan hệ giữa 3 hay nhiều thực thể - Mối quan hệ phản thân/ đệ quy: là mối quan hệ giữa một thực thể với chính nó 3.3.2. Vai trò Biểu diễn ngữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Thiết kế hệ thống thông tin Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Hệ thống thông tin Chuẩn hóa các lược đồ quan hệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - Hệ điều hành Windowns XP
39 trang 320 0 0 -
Bài tập thực hành môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
6 trang 282 0 0 -
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 225 0 0 -
Bài thuyết trình Hệ thống thông tin trong bệnh viện
44 trang 212 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng quản lý kho hàng trên nền Web
61 trang 212 0 0 -
62 trang 205 2 0
-
Phương pháp và và ứng dụng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phần 1 - TS. Nguyễn Hồng Phương
124 trang 195 0 0 -
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (chương 2-bài 2)
14 trang 177 0 0 -
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 2
36 trang 173 0 0 -
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 9: Thiết kế giao diện
21 trang 169 0 0