Danh mục

Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật môi trường - đất đai

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,009.56 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật môi trường - đất đai. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan bao gồm: một số vấn đề lý luận về luật môi trường; một số vấn đề lý luận về luật đất đai;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật môi trường - đất đai PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG – ĐẤT ĐAI BỘ MÔN: LUẬT KINH TẾ Giới thiệu môn học  Số tín chỉ: 03  Giờ lý thuyết: 36  Giờ thảo luận: 18  Giờ tự học: 96  Số bài kiểm tra: 02 Mục tiêu Học phần trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng đáp ứng thực hiện công việc liên quan đến pháp luật về đất đai và pháp luật về môi trường. Chuẩn đầu ra của học phần:  (CLO1): Có khả năng phân tích được các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, môi trường  (CLO2): Có khả năng vận dụng và tư vấn những nội dung cơ bản của pháp luật về môi trường, đất đai vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường, chế độ sở hữu và sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai, môi trường và quản lý nhà nước về đất đai, môi trường.  (CLO3): Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm hiệu quả  (CLO4): Có khả năng tự cập nhật kiến thức, thông tin trong lĩnh vực pháp luật về đất đai và môi trường, chủ động xử lý các thông tin đó một cách hiệu quả. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật môi trường – đất đai Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường – Đánh giá môi trường Chương 3: Pháp luật về chế độ sở hữu và sử dụng đất đai Chương 4: Quản lý nhà nước về môi trường – đất đai Chương 5: Giải quyết tranh chấp về môi trường – đất đai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Đất đai, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình Luật Môi trường, trường Đại học Luật Hà Nội 3. Luật Đất đai 2013 4. Luật Bảo vệ môi trường 2020 5. Bộ luật Dân sự 2015 6. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 7. Bộ luật Hình sự 2015 8. Các văn bản dưới luật có liên quan CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG – ĐẤT ĐAI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh Các nguyên tắc chủ yếu của Luật môi trường Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI 1.2 Khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh Các nguyên tắc chủ yếu của Luật Đất đai Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh: 1.1.1.1. Khái niệm: * Khái niệm Môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” ( Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2020)  Môi trường Tự nhiên Nhân tạo * Khái niệm Luật Môi trường: Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người * Khái niệm Bảo vệ môi trường và vai trò của pháp luật: + Khái niệm: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. + Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường + Các biện pháp bảo vệ môi trường + Biện pháp tổ chức – chính trị + Biện pháp kinh tế + Biện pháp khoa học – công nghệ + Biện pháp giáo dục + Biện pháp pháp lý 1.1.1.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Bảo vệ môi trường: Phạm - Hoạt động bảo vệ môi trường vi điều - Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, chỉnh tổ chức, cộng đồng dân cư; Hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động BVMT Đối Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và tượng cá nhân trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa áp dụng Việt Nam, bao gồm: Đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời 1.1.2. Các nguyên tắc chủ yếu của Luật môi trường: 4.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành 4.2. Tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường 4.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững 4.4. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa 1.1.3. Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường:  Hiến pháp 2013  Luật Bảo vệ môi trường 2020  Bộ luật Dân sự 2015  Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)  Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường  Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường  Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI 1.2.1. Khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh: 1.2.1.1. Khái niệm:  Luật Đất đai? Là tổng hợp các QPPL mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về Đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất. Hiến pháp quy định chế độ sở hữu đất đai 1980, 1992, 2013 1959 Đất đai thuộc 1946 3 hình thức sở Sở hữu toàn dân do Nhiều hữu Nhà nước hình Sở hữu Nhà thống nhất quản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: