Bài giảng Pháp luật: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 395.39 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Bài giảng Pháp luật: Phần 1 gồm có 3 chương với nội dung như sau một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật, hiếp pháp, pháp luật dân sự. Để nắm rõ chi tiết nội dung giáo trình mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG MÔN PHÁP LUẬT (BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ) Giảng viên: Lâm Thanh Lộc Quảng Ngãi, tháng 11 năm 2019 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) 1.1.1. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được xác định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở những đặc trưng cơ bản: - Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. - Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi. Bản chất dân chủ XHCN được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội. - Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. - Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi. - Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị. 1.1.2. Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Khái niệm: Là những phương diện, những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phản ánh bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Các chức năng: Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. • Các chức năng đối nội: Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế; chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. 2 • Các chức năng đối ngoại: Chức năng bảo vệ Tổ quốc; chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. 1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam: - Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. - Nguyên tắc tập trung dân chủ. - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: - Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. 1.3. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1.3.1. Khái niệm Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. 1.3.2. Các loại cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Các loại cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam gồm có: - Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân dân để thực hiện và thực thi một cách thống nhất quyền lực, phải chịu trách nhiệm và phải báo cáo trước nhân dân về mọi hoạt động của mình. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp: • Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. 3 Thành phần của Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm; Quốc hội hoạt động thông qua các kỳ họp; mỗi năm họp 2 kỳ do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập. • Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Ủy ban nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp là 5 năm. - Chủ tịch nước: Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội, phải báo cáo công tác trước Quốc hội, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. - Hệ thống cơ quan quản lý còn gọi là cơ quan chấp hành, điều hành, hoặc cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. • Chính phủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG MÔN PHÁP LUẬT (BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ) Giảng viên: Lâm Thanh Lộc Quảng Ngãi, tháng 11 năm 2019 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) 1.1.1. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được xác định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở những đặc trưng cơ bản: - Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. - Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi. Bản chất dân chủ XHCN được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội. - Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. - Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi. - Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị. 1.1.2. Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Khái niệm: Là những phương diện, những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phản ánh bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Các chức năng: Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. • Các chức năng đối nội: Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế; chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. 2 • Các chức năng đối ngoại: Chức năng bảo vệ Tổ quốc; chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. 1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam: - Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. - Nguyên tắc tập trung dân chủ. - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: - Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. 1.3. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1.3.1. Khái niệm Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. 1.3.2. Các loại cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Các loại cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam gồm có: - Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân dân để thực hiện và thực thi một cách thống nhất quyền lực, phải chịu trách nhiệm và phải báo cáo trước nhân dân về mọi hoạt động của mình. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp: • Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. 3 Thành phần của Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm; Quốc hội hoạt động thông qua các kỳ họp; mỗi năm họp 2 kỳ do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập. • Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Ủy ban nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp là 5 năm. - Chủ tịch nước: Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội, phải báo cáo công tác trước Quốc hội, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. - Hệ thống cơ quan quản lý còn gọi là cơ quan chấp hành, điều hành, hoặc cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. • Chính phủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Pháp luật Pháp luật Lý luận chính trị Hệ thống pháp luật Việt Nam Luật Dân sự Hợp đồng dân sựGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 263 0 0 -
9 trang 225 0 0
-
Tìm hiểu Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình: Phần 2
93 trang 220 0 0 -
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 206 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự
24 trang 197 1 0 -
Tài liệu thi Kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo - quản lý - Trung cấp lý luận chính trị
40 trang 167 0 0 -
56 trang 163 0 0
-
0 trang 163 0 0
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
108 trang 152 0 0