Danh mục

Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 1 - TS. Đào Nhật Minh

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.91 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 1 Tổng quan về thuế và kế toán thuế cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế; Phân loại thuế; Các yếu tố cấu thành một sắc thuế; Một số vấn đề về hệ thống thuế; Hệ thống thuế Việt Nam; Tổng quan về kế toán thuế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 1 - TS. Đào Nhật Minh BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ BIÊN SOẠN: TS. ĐÀO NHẬT MINH BỘ MÔN : PHÂN TÍCH KINH TẾ KHOA : KINH TẾ & KẾ TOÁN TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ QUY NHƠN - 2022 KẾT CẤU MÔN HỌC • Chương 1: Tổng quan về thuế và kế toán thuế • Chương 2: Lệ phí môn bài và kế toán lệ phí môn bài • Chương 3: Thuế và kế toán thuế xuất nhập khẩu • Chương 4: Thuế và kế toán thuế TTĐB • Chương 5: Thuế và kế toán thuế GTGT • Chương 6: Thuế và kế toán thuế TNDN • Chương 7: Thuế và kế toán thuế TNCN 2 Mục tiêu môn học • Giúp học viên nắm được lịch sử ra đời, phát triển và vai trò của thuế đối với nền kinh tế • Tìm hiểu sơ lược về hệ thống thuế và kế toán thuế Việt Nam • Làm rõ bản chất, cách hạch toán kế toán, kê khai, nộp một số sắc thuế cơ bản tại Việt Nam 3 Tài liệu tham khảo • Giáo trình kế toán tài chính – Phần 5, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. • Giáo trình thuế I, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. • Giáo trình thuế II, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. • Các tài liệu liên quan thuế và kế toán thuế khác: luật, nghị định, thông tư hiện hành…. 4 Cách thức đánh giá kết quả học tập • Chuyên cần: 10% • Giữa kỳ: 20% • Thi hết môn: 70% - Hình thức thi: thi tự luận + trắc nghiệm - Thời gian thi: 120 phút 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ • Phần 1 - Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế - Phân loại thuế - Các yếu tố cấu thành một sắc thuế - Một số vấn đề về hệ thống thuế • Phần 2: - Hệ thống thuế Việt Nam • Phần 3: - Tổng quan về kế toán thuế 6 Phần 1 A. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế 1. Khái niệm thuế 2. Đặc điểm của thuế 3. Chức năng, vai trò của thuế 7 1. Khái niệm thuế 8 1. Khái niệm thuế • Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. • Về kinh tế học, Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước. • Trên góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.Về người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc • Vậy: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội. 9 2. Đặc điểm của thuế 1. Trong xã hội hiện đại thuế là khoản đóng góp bằng tiền Về nguyên tắc, thuế là một khoản đóng góp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây 2. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực chính trị - Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị buộc người nộp thuế chuyển giao một phần thu nhập cho nhà nước thông qua quy định pháp luật về thuế 3. Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng quản lý xã hội, chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước - Thuế không mang tính chất đối giá, mà thay vào đó các cá nhân, tổ chức sẽ nhận được lợi ích do nhà nước cung cấp cho cộng đồng xã hội (Cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội…), thuế cũng không có đối khoản cụ thể. 10 3. Chức năng, vai trò của thuế 1. Huy động nguồn lực tài chính cho NSNN • Dự toán các khoản thu từ thuế năm 2022 là 1.053.689,5 tỷ đồng. Trong đó, thu từ thuế GTGT là 351.513,2 tỷ đồng, thuế TTĐB là 130.236 tỷ đồng, thuế TNDN là 243.962,7, thuế TNCN là 118.075 tỷ đồng, thuế Xuất nhập khẩu là 64.100 tỷ đồng. • Tính tổng các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí năm 2022 là 1.122.840,5 tỷ đồng. Chiếm 79,54% tổng thu NSNN dự kiến năm 2022 (1.411.700 tỷ đồng). • Dự toán ngân sách nhà nước 2022 11 3. Chức năng, vai trò của thuế 2. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế • Chính sách thuế góp phần định hướng đầu tư trong nước, thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. • Thông qua thuế suất, miễn giảm hay qui định về các trường hợp chịu thuế, không chịu thuế...chính sách thuế có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh, góp phần vào việc xác lập quan hệ cân đối giữa cung - cầu hàng hóa, dịch vụ và tác động cân bằng đến thị trường. • Thuế góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế khi gia nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 12 3. Chức năng, vai trò của thuế 3. Điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội • Thuế là công cụ để nhà nước can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải xã hội, hạn chế sự chênh lệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. • Điều hoà thu nhập giữa các ...

Tài liệu được xem nhiều: