Danh mục

Bài giảng Phát triển cộng đồng - ĐH Lâm Nghiệp

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.34 MB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phát triển cộng đồng được biên soạn với mong muốn giới thiệu cho người học, đặc biệt là sinh viên ngành Khuyến nông những lý luận và khái niệm cơ bản về cộng đồng, các phương pháp tiếp cận trong phát triển cộng đồng và các kỹ năng cần thiết nhằm tổ chức và nâng cao năng lực cho người dân trong các cộng đồng đặc biệt là người dân vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số - đối tượng quan tâm chính trong lĩnh vực phát triển nông thôn; giúp người dân có thể tham gia và tự quyết định mọi việc liên quan đến cải thiện và nâng cao đời sống của chính họ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phát triển cộng đồng - ĐH Lâm Nghiệp HOÀNG THỊ MINH HUỆ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2014 HOÀNG THỊ MINH HUỆ Bài giảng PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, 2014 LỜI NÓI ĐẦU Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu các phương pháp phát triển lấy con người làm trung tâm. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của lĩnh vực phát triển nông thôn, Phát triển cộng đồng đã được Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức trong và ngoài nước hết sức quan tâm vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng nông thôn. Cuốn bài giảng Phát triển cộng đồng được biên soạn với mong muốn giới thiệu cho người học, đặc biệt là sinh viên ngành Khuyến nông những lý luận và khái niệm cơ bản về cộng đồng, các phương pháp tiếp cận trong phát triển cộng đồng và các kỹ năng cần thiết nhằm tổ chức và nâng cao năng lực cho người dân trong các cộng đồng đặc biệt là người dân vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số - đối tượng quan tâm chính trong lĩnh vực phát triển nông thôn; giúp người dân có thể tham gia và tự quyết định mọi việc liên quan đến cải thiện và nâng cao đời sống của chính họ. Nội dung của bài giảng bao gồm bốn chương: Chương 1: Khái quát chung về phát triển cộng đồng Chương 2: Tiến trình phát triển cộng đồng Chương 3: Sự tham gia và hợp tác trong phát triển cộng đồng Chương 4: Những kỹ năng cần thiết của tác viên cộng đồng Để hoàn thành cuốn bài giảng, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và độc giả để cuốn bài giảng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Tác giả 2 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1.1. Cộng đồng 1.1.1. Khái niệm Xuất phát từ tiếng La-tinh, cộng đồng có nghĩa là chung/công cộng/ được chia sẻ với mọi người hoặc nhiều người. - Theo từ điển đại học Oxford: Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất; Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp hoặc cùng mối quan tâm; Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó. - Theo quan niệm Macxít: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ nhờ sự giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng tín ngưỡng, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động. - Theo Tô Duy Hợp, 2000: Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Có thể phân ra hai loại cộng đồng: - Cộng đồng địa lý: bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hóa, xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung. Ví dụ: cộng đồng người H’Mông, người Dao; cộng đồng dân cư tại một xóm,thôn/bản, buôn, làng, phum, sóc,... - Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có những đặc điểm chung, có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức. Ví dụ: Hội đồng hương của một tỉnh; cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài; cộng đồng người khuyết tật, ... 3 Như vậy, cộng đồng có thể ở quy mô các cấp khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung đến riêng. Dựa vào đặc trưng cộng đồng, có thể phân biệt cộng đồng nông thôn và cộng đồng thành thị theo các đặc điểm dưới đây: Bảng 1.1. Phân biệt giữa cộng đồng nông thôn và thành thị Cộng đồng nông thôn Cộng đồng thành thị 1. Sự thân thiện và quan hệ trao đổi Mối quan hệ bình thường giữa các cá thân thuộc hàng ngày nhân có tính chất giao kèo và lý luận 2. Quan hệ ruột thịt mạnh mẽ theo Quan hệ tồn tại theo các hội, đoàn có hình thức phả hệ dòng tộc chủ đích 3. Sự tự phát, cùng giúp đỡ lẫn nhau, Sự ràng buộc xã hội hướng theo các cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn mục tiêu cụ thể 4. Sự thồng nhất cao theo các tập Thống nhất theo phân chia lao động, tục, ý tưởng và những mong đợi của chuyên môn hoá theo chức năng có sự n ...

Tài liệu được xem nhiều: