Danh mục

Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Hệ thống thông tin quản lý - Nguyễn Anh Hào

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 788.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Hệ thống thông tin quản lý giới thiệu nội dung về sự hình thành hệ thống thông tin quản lý, cơ chế vận hành của hệ thống thông tin quản lý, phân loại các hệ thống thông tin quản lý, hệ xử lý các giao dịch, hệ hỗ trợ ra quyết định, kiến trúc xây dựng DSS, hệ thông tin điều hành. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Hệ thống thông tin quản lý - Nguyễn Anh Hào 1 PHÁT TRIỄN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý 2  Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin để hổ trợ ra quyết định, phối hợp hoạt động, và điều khiển các tiến trình trong tổ chức. Đó là một hệ thống các kênh thông tin biến đổi dữ liệu (hoặc thông tin tổng quát) thành thông tin hữu ích, và mang thông tin hữu ích này đến từng đối tượng sử dụng.  Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý: sự hình thành, cơ chế vận hành, các loại hệ thống thông tin quản lý và ích lợi của chúng đối với tổ chức. Sự hình thành hệ thống thông tin quản lý 3 1. Tổ chức là một hệ thống, tồn tại theo luật cung - cầu Tổ chức là một cổ máy biến nguyên liệu, nhiên liệu, nhân lực,..(inputs) thành sản phẩm/dịch vụ (outputs). Nó tồn tại được chỉ khi outputs của nó được chấp nhận => số lượng & chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cần phải thỏa mãn yêu cầu từ người tiêu dùng, luật, giá thành…(môi trường), là những yếu tố khách quan đ/v tổ chức => tổ chức phải là một hệ thống tự điều khiển để thích nghi với môi trường. Tổ chức ( = hệ thống mở) Nhận Inputs từ môi Biến đổi Inputs thành Chuyển Outputs trường Outputs ra môi trường Môi trường Sự hình thành hệ thống thông tin quản lý 4 2. Cơ chế hồi tiếp của hệ thống Chuẩn là bộ dữ liệu thể hiện sự mong muốn đ/v outputs. Dữ liệu đo của outputs được so sánh với chuẩn, để điều khiển các hoạt động sản xuất sao cho outputs hợp chuẩn. Sự khác biệt giữa outputs và chuẩn làm phát sinh mệnh lệnh điều chỉnh hoạt động sản xuất để làm cho outputs = chuẩn→ đây là “hồi tiếp cân bằng”. Chuẩn Số liệu chuẩn Outputs So sánh & điều khiển Chuẩn Mệnh lệnh Số liệu outputs thời gian Inputs Biến đổi Outputs Sự hình thành hệ thống thông tin quản lý 5 3. Cơ chế hồi tiếp cân bằng của tổ chức Sự cân bằng giữa cung và cầu là yếu tố cơ bản giúp tổ chức tồn tại lâu dài; nó làm phát sinh nhu cầu quản lý sản xuất bằng vòng hồi tiếp cân bằng. Những mong đợi đối với sản phẩm/dịch vụ từ môi trường và năng lực sản xuất của tổ chức được các nhà quản lý cố gắng tìm hiểu và cân đối lại thành chuẩn (là những gì mà tổ chức cần phải đạt được hoặc vượt trội) để điều khiển các hoạt động tạo sản phẩm/dịch vụ của tổ chức. Chuẩn gắn liền với hành động tạo kết quả được định nghĩa từ phương pháp tạo sản phẩm/dịch vụ của tổ chức (quy tắc); do đó chuẩn và quy tắc quản lý được ban hành đồng thời như là các ràng buộc của hệ thống. Sự hình thành hệ thống thông tin quản lý 6 3. Bộ phận xử lý thông tin & dữ liệu Vòng hồi tiếp được thêm vào bộ phận xử lý thông tin (có thể là máy tính và/hoặc con nguời) để trợ giúp người quản lý có thông tin hữu ích để đưa ra các quyết định điều khiển. Chuẩn & Quy tắc “Ràng buộc” T. tin Quyết định Ra quyết Thông tin Xử lý định thông tin Dữ liệu Dữ liệu Inputs Biến đổi Outputs Sự hình thành hệ thống thông tin quản lý 7  Dữ liệu có vai trò phản ánh một cách trung thực và toàn diện về hiện trạng của tổ chức (nội bộ và môi trường), để giúp người quản lý giám sát tổ chức theo thời gian (xem lại những gì đã xuất hiện).  Thông tin được tạo ra từ việc phân tích, tổng hợp, trích lọc dữ liệu cho từng vai trò quản lý (mỗi vai trò có nhu cầu thông tin riêng). Thông tin hữu ích là thông tin giúp cho người quản lý nhận thức vấn đề, bối cảnh của vấn đề và các phương án khả thi để ra quyết định. Chuẩn và quy tắc là nền tảng để nhận định và giải quyết vấn đề.  Quyết định là chỉ thị cho các hành động, mệnh lệnh hoặc kế hoạch thực hiện sau khi người quản lý đã chọn giải pháp cho vấn đề để áp dụng vào thực tế. Quyết định là kết quả của quá trình tư duy của người quản lý, dựa trên trách nhiệm, quyền hạn (nguồn lực) và vấn để. Hiện trạng của thế giới thực bị tác động bởi các quyết định (có thể tốt/xấu hơn) cần phản ánh lại cho người quản lý bằng dữ liệu. Sự hình thành hệ thống thông tin quản lý 8  Chuẩn là yêu cầu về mức độ hoàn thiện của kết quả thực hiện công việc, để người quản lý dựa vào đó lập kế hoạch, ước tính nguồn lực, đánh giá kết quả công việc, và đánh giá năng lực thực hiện các mục tiêu của tổ chức.  Sự hình thành chuẩn: Chuẩn được đưa ra từ 2 khía cạnh: 1. Từ môi trường: kỳ vọng về số lượng & chất lượng đối với sản phẩm/dịch vụ của tổ chức (quy luật cung – cầu), được nhận biết qua việc khảo sát thị trường, dự báo nhu cầu,… 2. Từ nội bộ tổ chức: Khả năng làm ra sản phẩm/dịch vụ cho môi trường, dựa trên nguồn lực hiện hữu. Qua việc phân tích sản phẩm/dịch vụ ở 2 khía cạnh này, người quản lý sẽ định hình yê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: