Danh mục

Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Khái niệm cơ bản - Nguyễn Anh Hào

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 846.90 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Khái niệm cơ bản của tác giả Nguyễn Anh Hào giới thiệu nội dung môn học, tài liệu tham khảo, các khái niệm như tổ chức, tiến trình công việc, nguồn lực, ràng buộc, các loại tiến trình dự án, tiến trình sản xuất, tiến trình quản lý, các cấp quản lý và nhu cầu thông tin, vai trò của thông tin trong việc giải quyết vấn đề, tầm quan trọng của thông tin đối với tổ chức. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Khái niệm cơ bản - Nguyễn Anh Hào 1 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Nguyễn Anh Hào 2 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Khái Niệm Cơ Bản NỘI DUNG MÔN HỌC 3 Sử dụng kiến thức PTTK để xây dựng hệ thống TTQL. 1. Hệ thống thông tin quản lý. 2. Phân loại hệ thống thông tin quản lý. 3. Các thử thách chính trong việc xây dựng hoặc cải tiến một hệ thống thông tin quản lý – qua các bước khảo sát, phân tích, thiết kế và triễn khai ứng dụng. Tài liệu tham khảo  Information Systems Concepts. Raymond McLEOD.  Object Oriented Analysis & Design, Mike O’Docherty  Approach to Building and Implementing Business Intelligence Systems, Celina M. Olszak and Ewa Ziemba  From Customer Relationship Management (CRM) to Supplier Relationship Management (SRM), André Lang et al. Tổ chức (organization) 4 Một tổ chức là một nhóm các nguồn lực được thiết lập cho các hoạt động vì một mục đích cụ thể. Tổ chức là một hệ thống – một thành phần của xã hội, nó chỉ tồn tại được khi nó có ích cho xã hội, và được cụ thể hóa qua chuổi mục đích → mục tiêu → công việc của tổ chức: • Tổ chức phải có mục đích để tồn tại; nó chỉ được xã hội thừa nhận khi mục đích tồn tại này là có ích cho xã hội. • Mục tiêu là sự hoạch định về kết quả hiện thực hóa mục đích vào thực tế (gắn với thời hạn và kết quả thực tế) • Công việc có ý nghĩa nhất trong tổ chức là công việc sản xuất ra sản phẩm & dịch vụ; để tạo ra sản phẩm & dịch vụ tốt cho xã hội thì cần có công việc quản lý (hoạch định, điều khiển, giám sát, đo lường). Tiến trình – Công việc ~ Tiến trình là một (hoặc một chuổi) hành động tạo ra sự thay đổi đúng như mong muốn. • Sự thay đổi này là kết quả mà người ta muốn có được từ công việc (góp phần tạo ra giá trị cho dự án). Tiến trình có 5 thuộc tính cơ bản: đầu vào, đầu ra, thời gian, nguồn lực và ràng buộc, minh họa trong hình sau: Ràng buộc thời gian thực hiện Đầu vào Đầu ra Nguồn lực Những gì mà công việc cần Những gì mà người ta cần để tạo ra đầu ra. công việc tạo ra. Nguồn lực A. Nguồn lực hữu hình (physical resource) ~ Được sử dụng trực tiếp cho công việc. 1. Nhân lực : Là kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và sức lao động của con người, có vai trò: • Làm công việc, và sử dụng các nguồn lực khác để làm việc • Kiểm soát và điều khiển công việc, tránh rủi ro. 2. Công cụ : Là phương tiện được con người trực tiếp sử dụng để thực hiện công việc (máy móc, phần mềm,..) • Trợ giúp tăng năng suất và tăng chất lượng. 3. Phương pháp : Là các quy tắc, quy trình, kỹ thuật, công nghệ được áp dụng vào tiến trình, để • Tối ưu hóa cách phối hợp các công việc, tăng hiệu quả. • Giúp cho công việc thực hiện đúng, ít sai sót. Nguồn lực B. Nguồn lực ý niệm (conceptual resource) ~ được sử dụng gián tiếp cho công viêc. 1. Thông tin: là nội dung mô tả các loại nguồn lực có thể sử dụng được cho dự án, giúp cho người quản lý sử dụng tốt các loại nguồn lực trực tiếp. 2. Tiền: để mua các loại nguồn lực cần thiết thông qua thị trường (thuê nhân công, mua thiết bị, …) 3. Cơ hội: là những thời điểm có nhiều thuận lợi (khách quan) trong môi trường hoạt động của dự án, chúng có thể giúp cho dự án đạt được các mục tiêu mà không cần phải đầu tư nhiều. Ràng buộc ~ Ràng buộc là những yêu cầu bắt buộc đối với công việc để công việc sẽ tạo ra được kết quả đúng như mong muốn. 1. Ràng buộc trên kết quả • Yêu cầu đối với sản phẩm: chức năng, đặc tính 2. Ràng buộc trên hành động • Trình tự thực hiện, khuông mẫu giao tiếp, báo cáo 3. Ràng buộc trên liên kết giữa các công việc • Thời điểm bàn giao, cách thức chuyển giao kết quả • Đầu vào của một công việc thường đòi hỏi một số kết quả chuyển giao từ các công việc được thực hiện trước nó, yêu cầu này hình thành ra các ràng buộc phụ thuộc giữa các công việc – dự án phải thỏa mãn các ràng buộc này để các công việc không bị ách tắt do khách quan. Các loại tiến trình dự án 1. Tiến trình sản xuất (Product Oriented Processes) là các tiến trình trực tiếp tạo ra sản phẩm/dịch vụ cho dự án, vd: khảo sát, thi công, lắp ráp, cài đặt, chuyển giao,.. - Các tiến trình sản xuất liên kết nhau theo mô hình tạo sản phẩm (vòng đời phát triễn sản phẩm, SDLC) 2. Tiến trình quản lý (Project Management Processes) là các tiến trình hoạch định, điều khiển, giám sát, đo lường tất cả các nội dung của dự án (vd: yêu cầu, nguồn lực, công việc, thời hạn, rủi ro,…); nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm / dịch vụ của dự án, nhưng nó tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất để đạt được mục tiêu của dự án. - Các tiến trình quản lý dự án và các tiến trình sản xuất liên kết nhau tạo thành vòng đời dự án (PLC). Vai trò của tt.quản lý đối với tt.sản xuất 1. Hoạch định: định nghĩa công việc cần làm cùng với các hạn mức (tiền, thời gian, mức độ yêu cầu,..) 2. Điều khiển: hướng dẫn,sửa sai cho công việc để đạt mục tiêu. 3. Giám sát: nhận biết về môi trường thực hiện công việc để nhận biết các yếu tố rủi ro, khả năng hoàn thành (định tính). 4. Đo lường: định lượng các yếu tố đã nhận biết được để hoạch định và điều khiển. hoạch định,điều khiển Output giám sát, đo lường tiến trình sản xuất Input tiến trình quản lý Quản Lý 11 Quản lý là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc hoạch định và điều khiển nguồn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: