Danh mục

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 573.28 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (53 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật cung cấp những kiến thức cơ bản về các hình thức phổ biến pháp luật; nội dung cần phổ biến giáo dục pháp luật…, thông qua đó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức trong việc biết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI BÀI GIẢNG MÔN HỌC: PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ (Áp dụng cho trình độ Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2017 1 Lời nói đầu Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội''. Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”. Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”. Nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác PBGDPL như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL…Đặc biệt, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW) đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động phổ biến- giáo dục pháp luật, tác giả đã dày công nghiên cứu và biên soạn Tập bài giảng Phổ biến- giáo dục pháp luật trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành quy định về phổ biến pháp luật. Tập bài giảng sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về các hình thức phổ biến pháp luật; nội dung cần phổ biến giáo dục pháp luật…, thông qua đó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức trong việc biết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để học sinh, sinh viên chuyên ngành pháp luật rèn các kỹ năng nghề nghiệp về hoạt động công chứng và chứng thực. Khoa Pháp lý – Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai xin trân trọng giới thiệu tập bài giảng Phổ biến- giáo dục pháp luật, rất mong nhận được sự góp ý phê bình của bạn đọc để tài liệu này ngày càng được hoàn thiện hơn. Tác giả Đặng Thị Thanh Bình- Giảng viên Khoa Pháp lý 2 TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHỔ BIẾN- GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Mục tiêu môn học - Về kiến thức: Người học nêu được các hình thức phổ biến- giáo dục pháp luật, những nội dung phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng được phổ biến, trình bày được các bước xây dựng đề cương phổ biến pháp luật. - Về kỹ năng: Người học chuẩn bị và tiến hành được buổi phổ biến pháp luật. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện cho người học tư duy và cách làm việc đúng quy định pháp luật về hoạt động phổ biến- giáo dục pháp luật. + Rèn tính cẩn trọng trong các hoạt động nghiệp vụ. + Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có thể làm việc độc lập hoặc cần hợp tác, phối hợp với người khác trong tập thể. Chương 1 NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Khái niệm - Phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng, giúp nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho đối tượng đó. 2. Vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật: Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ có tác dụng điều chỉnh những hành vi đúng đắn khi sự cần thiết của nó đối với xã hội được ghi nhận, khi mà nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật thực sự trở thành nhu cầu chấp hành một cách tự nguyện và có ý thức của bản thân mỗi người. - Giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức: Pháp luật là chỗ dựa và cơ sở của việc hình thành đạo đức mới. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật. 3 - Phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật: từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, đồng thời sự hiểu biết về pháp luật ngày càng được nâng cao. - Phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn hàng ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố những nghĩa vụ của đạo đức, thiết lập lập trường không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Mục đích - Nâng ca ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: