Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật đến với cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Pháp luật chỉ phát huy tác dụng trong đời sống xã hội khi việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi trọng và làm cho mọi người biết, thực hiện một cách có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề thực tập: Vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I - QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THÔNG TIN..................................................3 1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin..............................................3 2. Nguồn thu thập thông tin..............................................................................4 II - VAI TRÒ CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT..................15 III - NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................19 1. Về hiệu quả đạt được.................................................................................19 2. Một số tồn tại, khó khăn và nguyên nhân........................................................20 3. Những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật..............................................................................21 4. Kiến nghị, đề xuất.........................................................................................22 2 LỜI MỞ ĐẦU Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật đến với cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân… Pháp luật chỉ phát huy tác dụng trong đời sống xã hội khi việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi trọng và làm cho mọi người biết, thực hiện một cách có hiệu quả. Chính vì vậy tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác rất được Đảng, Nhà nước, nhân dân dành sự quan tâm đặc biệt. Quan điểm đó đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc từ ngay trong nhưng Đại hội đầu tiên và tiếp tục được coi trọng, phát huy cho đến tận bây giờ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần V (1982) đã nêu: “Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”. Hải Phòng với vị trí chiến lược, là một cảng lớn của miền Bắc, là đô thị loại I cấp quốc gia, là đầu mối giao thông quan trọng đang từng bước “chuyển mình” mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu đó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của mỗi người dân. Do vậy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là thách thức lớn đối với cơ quan tư pháp các cấp của thành phố. Để pháp luật đến được với cuộc sống của nhân dân thì Sở pháp có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Hàng năm, Sở Tư pháp đều tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PHCTPBGDPL) thành phố ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật và ra các văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Hội đồng PHCTPBGDPL các quận, huyên, thị xãvà các doanh nghiệp trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch tỏ chức triển khai thực hiện ở đơn vị địa phương mình. 3 Vì những lý do trên nên em chọn vấn đề “Vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực tập. Về kết cấu, ngoài lời mở đầu, chuyên đề còn có 3 phần chính là: - Phần thứ nhất - “Quá trình tìm hiểu thông tin”. Trong đó có trình bày: + Thời gian và phương pháp thu thập thông tin; + Nguồn thu thập thông tin; + Các thông tin thu thập được: Khái niệm về “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật”; Các hình thức Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu được thực hiện ở Hải Phòng và những thành tích đạt được. - Phần thứ hai - Vai trò của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (Kết quả xử lý nhưng thông tin thu thập được). - Phần thứ 3 - Nhận xét và kiến nghị: + Những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hải Phòng; +Một số tồn tại, khó khăn và nguyên nhân; + Những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; + Kiến nghị, đề xuất. I- QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THÔNG TIN: 4 1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin: Sau 3 tháng thực tập tại Phòng Tuyên truyền pháp luật – Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, được nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, tra cứu thông tin trên mạng cũng như trực tiếp tham gia một số công vi ệc, hoạt đ ộng tuyên truyền phổ biến pháp luật của phòng, đồng thời được các cán bộ trong phòng TTPL tận tình hướng dẫn; Bằng những phương pháp thu thập thôn ...