Danh mục

Bài giảng Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 514.24 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài giảng giúp các bạn sinh viên hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước xây dựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm về cây trồng, vật nuôi đúng phương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN) và phải có kiến thức các môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về sinh học và nông nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp - ĐH Phạm Văn ĐồngTRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNGKHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊNBÀI GIẢNGPHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆMNÔNG NGHIỆP(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)Giảng viên: Lê Văn AnTháng 12/20151DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮTHọc sinh (hs)Sinh viên (sv)Giáo viên (gv)Nông nghiệp (NN)Kỹ thuật nông nghiệp (KTNN)Thí nghiệm (TN)Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)Cơ sở khoa học (CSKH)Đối chứng (ĐC)Thí nghiệm (TN)Nghiên cứu (NC)Bảo vệ thực vật (BVTV)Phương pháp (PP)Thức ăn (tă)Và (&)Huyết thanh ngựa chửa (HTNC)2LỜI NÓI ĐẦUBài giảng phương pháp thí nghiệm nông nghiệp được biên soạn theo chươngtrình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, dànhcho sinh viên (sv) hệ Cao đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng.Mục tiêu chung của học phần: Về kiến thứcSinh viên phải hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước xâydựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm về cây trồng, vật nuôi đúngphương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN) và phải có kiến thứccác môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về sinh học và nôngnghiệp... Về kỹ năng- Sinh viên phải vận dụng được 5 yêu cầu cơ bản của thí nghiệm nông nghiệp(NN) vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thí nghiệm; biết cách tính các thuật toánvà sử dụng thành thạo kết quả thống kê trong việc biện luận cho kết quả thí nghiệmnhằm giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình giảng dạy và công tác.- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, hướng dẫn, đánh giá, kết luận, vậnđộng, giáo dục học sinh. Về thái độSinh viên phải thể hiện tính tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, luôn tìmtòi, học hỏi, cập nhật những tri thức mới và thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, khách quantrong khoa học. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức các môn học có hiệu quả vào thựctiễn sản xuất và đời sống.Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm 4 chương và 4 bài thực hành:Chương 1: Mở đầuChương 2: Xây dựng kế hoạch thí nghiệmChương 3: Tiến hành thí nghiệm3Chương 4: Tổng kết thí nghiệmBốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lí thuyết đã học và nâng cao kỹ năngthực hành, giúp sv có thể lập kế hoạch xây thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tổng kết thínghiệm và báo cáo, hoặc xử lí những tình huống thực tế nảy sinh cần giải quyết.Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo vàsv ngành Kỹ thuật Nông nghiệp mà còn là tư liệu bổ ích cho những người muốn tìm hiểulĩnh vực này.Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị và cácbạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.Tác giả4PHẦN A. LÝ THUYẾTChương 1. BÀI MỞ ĐẦU (2 tiết)Mục tiêuGiúp sv biết được mục đích, vị trí, nguyên tắc, phân loại và một số khái niệm về mônphương pháp thí nghiệm nông nghiệp làm cơ sở để lựa chọn nội dung đề tài thí nghiệm.1.1. Mục đích của phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)+ Nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, xác định tác dụng của mỗi yếu tố kỹ thuật như:làm đất; bón phân; chọn giống cây trồng, vật nuôi; phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng,phòng trị bệnh cho vật nuôi; mật độ nuôi, mật độ trồng… hoặc nghiên cứu tổng hợpcác yếu tố kỹ thuật như: kỹ thuật nuôi dưỡng; kỹ thuật chăm sóc, cho ăn; làm ruộng thínghiệm, tăng sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học...Ví dụ:- Thực hiện các cách làm đất khác nhau, rồi chọn cách làm đất tốt nhất, hiệu quả nhất.- Thực hiện các cách bón phân khác nhau, công thức phân bón khác nhau, rồichọn cách bón và công thức phân bón tốt nhất, hiệu quả nhất.- Thực hiện các cách phòng trừ sâu bệnh khác nhau, rồi chọn cách phòng trừ tốtnhất, hiệu quả nhất.- Chọn những giống cây trồng khác nhau đem trồng trên những loại đất khác nhau,rồi chọn giống tốt nhất, năng suất cao nhất phù hợp với loại đất cụ thể.- Trồng cây với những mật độ khác nhau, rồi chọn mật độ phù hợp nhất.+ Nhằm tìm hiểu về các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện tựnhiên, sát với thực tế sản xuất rồi đưa ra sản xuất đại trà.Ví dụ:- Dùng các giống lúa NN5, NN8, IR105… thí nghiệm nhiều năm trên nhiều chân đấtkhác nhau. Sau đó chọn giống lúa phù hợp nhất để trồng ở chân đất nào, vùng nào.- Lấy giống heo Móng Cái nuôi ở nhiều vùng khác nhau, rồi chọn nơi nuôithích hợp nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên.5 ...

Tài liệu được xem nhiều: