Danh mục

Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại: Chương 3 - GV. Phạm Khắc Liệu

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.78 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Quản lý chất thải nguy hại: Chương 3 - Phân định và phân loại chất thải nguy hại" cung cấp cho người học những kiến thức như: Danh mục chất thải nguy hại; Ngưỡng chất thải nguy hại; Quy trình phân định chất thải nguy hại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại: Chương 3 - GV. Phạm Khắc Liệu Chương 3. Phân định và phân loại chất thải nguy hại 3.1. Danh mục chất thải nguy hại 3.2. Ngưỡng chất thải nguy hại 3.3. Quy trình phân định chất thải nguy hại (Theo các quy định của pháp luật Việt Nam)Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 3-1Tóm tắt quy định liên quan trong VBQPPL Việt Nam Luật BVMT 2020: điểm c, khoản 1, Điều 72: “c) Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật”. Nghị định 08/2022/NĐ-CP: “Điều 68. Phân định, phân loại chất thải nguy hại”. Thông tư 02/2022/TT-BTNMT: - “Điều 24. Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường”, cụ thể khoản 1 và 2: “1. Danh mục chất thải bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường và mã chất thải được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Việc phân loại chất thải thực hiện theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này; việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý như chất thải nguy hại; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển”. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 3-23.1. Danh mục chất thải nguy hại Mẫu số 01, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT- BTNMT - Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường. A. Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là Danh mục chất thải) B. Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính C. Danh mục chi tiết của các CTNH, CTCNPKS, CTRCNTT Danh mục tại mục C được đính chính lỗi kỹ thuật theo Quyết định số 3323/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2022: Khoản 2, Điều 1 đính chính mã chất thải “12 08 - Chất thải từ quá trình sơ chế cơ học chất thải tại nơi phát sinh hoặc trung chuyển” Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 3-33.1. Danh mục chất thải nguy hại So với danh mục chất thải tương tự theo Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT (bị thay thế), danh mục theo Thông tư 02/2022 đã có nhiều sự thay đổi, ví dụ, đã bổ sung thêm:  Chất thải từ ngành chế biến các sản phẩm sữa (1406);  Chất thải chứa mô động vật, thực vật (14 01 10);  Chất thải từ hoạt động chế biến nông sản rau quả, dầu ăn, ngũ cốc, chè, cà phê, thuốc lá; sản phẩm bảo quản; sản phẩm lên men (1404) … Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 3-43.1. Danh mục chất thải nguy hạiB. Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: