Danh mục

Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ" giúp người học phân tích được các quan niệm về đánh giá công nghệ; đặc điểm, mục đích và nguyên tắc đánh giá công nghệ; tổng quát trong đánh giá công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ BÀI 3 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình “Quản lý công nghệ”, Bộ môn Quản lý công nghệ, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Đánh giá công nghệ;  Công nghệ thích hợp. Mục tiêu  Phân tích được các quan niệm về đánh giá công nghệ;  Phân tích được đặc điểm, mục đích và nguyên tắc đánh giá công nghệ;  Trình bày được nội dung tổng quát trong đánh giá công nghệ;  Trình bày được khái niệm công nghệ thích hợp;  Phân tích được 4 định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp;  Trình bày được ít nhất 2 phương pháp lựa chọn công nghệ. Ứng dụng được vào thực tế.NEU_TXQLCN02_1.0014106217 33 Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệTình huống dẫn nhậpViệt Nam vào top 5 của các nhà cung ứng cao su tự nhiênTrong vòng 20 năm gần đây giá cao su tự nhiên của thế giới liên tục tăng. Ngành trồng và chếbiến cao su của Việt Nam cũng liên tục có tốc độ tăng trưởng cao cả về sản lượng và diện tíchtrồng. Năm 2012 sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam đạt 863.600 tấn. Theo Bộ NNPTNTthì đến năm 2012 tổng diện tích cao su ở Việt Nam đã đạt 910.500 ha cao hơn so với Quyết địnhcủa Thủ tướng đến năm 2015 là 800.000 ha (QĐ 750 QĐ-TTG và QĐ 240-TTg). Đời sống củanhững người làm trong ngành được cải thiện đáng kể.Cao su là một cây công nghiệp có thân cao, sau khoảng 7 năm kể từ khi trồng thì mới cho thuhoạch mủ và sau khoảng 30 năm sau thì phải trồng lại. Vì vậy, việc tính toán đầu tư vào trồng vàchế biến cao su tự nhiên là một bài toán dài hạn bao hàm nhiều rủi ro.Cây cao su không chỉ được trồng ở các vùng đất đỏ Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mà cả ở vùngven biển các tỉnh Miền Trung như Quảng Bình và Quảng Trị. Thật không may, hai cơn bão số 10và 11 năm 2013 đã phá hủy khoảng 80% cây cao su ở khu vưc này. Tuy vậy, khi được phỏngvấn về phòng chống cơn bão số 14, một lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình đã thể hiện quyết tâmphục hồi lại diện tích cây cao su ở tỉnh nhà. Nguồn: tổng hợp từ các nguồn khác nhau của Bộ môn QLCN. 1. Việc phát triển cây cao su ở các tỉnh ven biển Miền Trung có phù hợp không? Tại sao? 2. Hãy bình luận về sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.34 NEU_ TXQLCN02_Bai3_v1.0014106217 Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ3.1. Khái quát về đánh giá công nghệ Đánh giá công nghệ khởi nguồn từ một thực tế là không phải mọi đổi mới công nghệ đều mang lại lợi ích cho xã hội. Ngày nay, nhiều quốc gia coi đánh giá công nghệ như là bước đầu tiên để hoạch định công nghệ nói riêng và hoạch định chính sách kinh tế xã hội nói chung. Tuy vậy, đánh giá công nghệ lại là một công việc còn mới mẻ đối với Việt Nam và một số nước đang phát triển khác.3.1.1. Các quan niệm về đánh giá công nghệ Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công nghệ. Dưới đây là một số định nghĩa về đánh giá công nghệ được chấp nhận rộng rãi nhất.  Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định.  Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.  Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh.3.1.2. Quá trình xuất hiện phát triển của đánh giá công nghệ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều công nghệ tiên tiến từ lĩnh vực quốc phòng được chuyển sang dân dụng. Các công nghệ tiên tiến này, một mặt làm ra nhiều của cải tạo nên sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, mặt khác gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường do phần lớn các công nghệ quốc phòng tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu và năng lượng. Tác động xấu của công nghệ đến môi trường đã làm vỡ mộng nhiều nhà khoa học và chính trị về việc áp dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt gây phản ứng mạnh mẽ trong công chúng. Vào những năm 1960, khởi đầu từ nước Mỹ, áp lực của quần chúng khiến chính phủ phải xem xét vấn đề gây ô nhiễm của các công nghệ sản xuất, đưa ra các luật lệ để kiểm soát, điều chỉnh và sau đó lập ra cơ quan chuyên theo dõi vấn đề này. Quá trình trên dẫn đến sự hình thành đánh giá công nghệ ở cấp nhà nước. Giai đoạn tiếp theo, những năm của thập kỷ 1970, ở Tây Âu các nhà đánh giá công nghệ không chỉ xem xét tác động của công nghệ đối với môi trường sống, mà mong ...

Tài liệu được xem nhiều: