Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - TS. Lê Ngọc Phương Quý
Số trang: 86
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.12 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan quản lý hành chính về đất đai và quá trình phát triển; nội dung quản lý nhà nước về đất đai; quản lý và sử dụng một số loại đất;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - TS. Lê Ngọc Phương Quý TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MTNN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI Biên soạn: TS. Lê Ngọc Phương Quý, Th.S Dương Thị Thu Hà 2019 1PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1.1. Một số vấn đề chung trong quản lý hành chính về đất đai 1.1.1. Quản lý hành chính 1.1.1.1. Một số khái niệm a. Quản lý nhà nước Nhà nước là một trong những phát minh vĩ đại của con người được tạo ra nhằm quản lý xã hội theo một trật tự chung thống nhất. Một trong những chức năng cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước là chức năng quản lý xã hội hay còn được gọi là chức năng quản lý nhà nước. Có khá nhiều định nghĩa về quản lý nhà nước: Theo từ điển Luật học của nhà xuất bản tư pháp năm 2006 Quản lý nhà nước: chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do nhà nước định ra. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Theo thuật ngữ hành chính: Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. Như vậy, Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Từ những khái niệm về quản lý nhà nước trên, có thể nhận thấy 5 đặc trưng cơ bản của loại hình quản lý này: - Quản lý nhà nước được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Điều nay có nghĩa là hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhân danh quyền lực nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội va đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo mục tiêu được xác định trước. - Chủ thể của quản lý nhà nước là tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được Nhà nước uỷ quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. - Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định. - Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. 2PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma - Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản. Qua đó có thể thấy rằng quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. b. Hành chính Thuật ngữ “hành chính” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Thuật ngữ “hành chính” có gốc từ tiếng La tinh “Administratio”, tiếng Anh là “Administration” và tiếng Pháp là “Administration” có nghĩa là quản lý, lãnh đạo. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - TS. Lê Ngọc Phương Quý TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MTNN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI Biên soạn: TS. Lê Ngọc Phương Quý, Th.S Dương Thị Thu Hà 2019 1PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1.1. Một số vấn đề chung trong quản lý hành chính về đất đai 1.1.1. Quản lý hành chính 1.1.1.1. Một số khái niệm a. Quản lý nhà nước Nhà nước là một trong những phát minh vĩ đại của con người được tạo ra nhằm quản lý xã hội theo một trật tự chung thống nhất. Một trong những chức năng cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước là chức năng quản lý xã hội hay còn được gọi là chức năng quản lý nhà nước. Có khá nhiều định nghĩa về quản lý nhà nước: Theo từ điển Luật học của nhà xuất bản tư pháp năm 2006 Quản lý nhà nước: chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do nhà nước định ra. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Theo thuật ngữ hành chính: Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. Như vậy, Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Từ những khái niệm về quản lý nhà nước trên, có thể nhận thấy 5 đặc trưng cơ bản của loại hình quản lý này: - Quản lý nhà nước được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Điều nay có nghĩa là hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhân danh quyền lực nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội va đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo mục tiêu được xác định trước. - Chủ thể của quản lý nhà nước là tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được Nhà nước uỷ quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. - Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định. - Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. 2PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma - Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản. Qua đó có thể thấy rằng quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. b. Hành chính Thuật ngữ “hành chính” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Thuật ngữ “hành chính” có gốc từ tiếng La tinh “Administratio”, tiếng Anh là “Administration” và tiếng Pháp là “Administration” có nghĩa là quản lý, lãnh đạo. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai Quản lý hành chính về đất đai Quản lý hành chính Quản lý quy hoạch đất đai Xây dựng hệ thống thông tin đất đai Đất lâm nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quyết định Về việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
1 trang 178 0 0 -
22 trang 141 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở: Phần 2 - PGS. TSKH Nguyễn Văn Thâm
52 trang 137 0 0 -
Tìm hiểu Pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Phần 1
322 trang 96 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - QUẢN LÝ SỐ SÁCH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀ TIÊN
106 trang 86 0 0 -
Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước, Quản lý hành chính nhà nước
40 trang 72 0 0 -
40 trang 68 0 0
-
Báo cáo Một số ý kiến về sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế
5 trang 62 0 0 -
Bài thuyết trình: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
18 trang 59 0 0 -
Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay
9 trang 53 0 0