Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Quản lý học - Bài 3: Lập kế hoạch" trình bày các khái niệm kế hoạch và lập kế hoạch; nắm được các nội dung cơ bản của một bản kế hoạch; hiểu được vai trò của lập kế hoạch trong quá trình quản lý; các loại hình kế hoạch phân theo các tiêu thức khác nhau; quy trình lập kế hoạch
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý học: Bài 3 - Đại học Kinh tế Quốc dân
Bài 3: Lập kế hoạch
BÀI 3 LẬP KẾ HOẠCH
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Kế hoạch Các loại hình kế hoạch Lập kế hoạch
Kế hoạch là gì? Theo cấp kế hoạch Khái niệm
Nội dung của một kế hoạch Theo mức độ cụ thể Vai trò
Theo thời gian thực hiện Quy trình lập kế hoạch
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong chương này, sinh viên có thể:
Hiểu được các khái niệm kế hoạch và lập kế hoạch; nắm được các nội dung cơ bản
của một bản kế hoạch; hiểu được vai trò của lập kế hoạch trong quá trình quản lý.
Nắm được các loại hình kế hoạch phân theo các tiêu thức khác nhau.
Hiểu và vận dụng được quy trình lập kế hoạch.
Phân tích và vận dụng được một số mô hình trong lập kế hoạch chiến lược.
NEU_MAN301_Bai3_v1.0013108213 47
Bài 3: Lập kế hoạch
Tình huống dẫn nhập
Chuyện của một giám đốc phụ trách sản phẩm
Tôi là một trong ba giám đốc sản phẩm báo cáo cho ông Long -
Phó tổng giám đốc phụ trách nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Để
báo cáo lên Tổng giám đốc về năng lực của các sản phẩm mới của
doanh nghiệp, ông Long gọi ba chúng tôi đến văn phòng của ông
ấy và nói: “Tôi muốn các anh ngừng những công việc đang làm và
viết cho tôi báo cáo về các sản phẩm mới mà các anh đang triển
khai, và doanh thu mà các anh dự báo có thể tạo ra từ những sản
phẩm đó trong năm nay và năm tới”. Ông Long muốn có các bản
báo cáo của chúng tôi vào 3h chiều ngày hôm sau.
Thế là từng người chúng tôi trở về phòng riêng, dẹp các việc khác
sang một bên và bắt tay vào viết báo cáo. Tôi phải mất khoảng 8 tiếng đồng hồ, và các đồng
nghiệp của tôi cũng mất khoảng thời gian tương tự để cho ra đời 3 bản báo cáo. Đúng thời hạn
quy định, chúng tôi nộp báo cáo lên cho ông Long.
Hai ngày sau, ông Long lại gọi tất cả chúng tôi lên văn phòng, lần này để nói rằng chúng tôi đã
không làm báo cáo như cách mà ông ấy muốn. Ông ấy nghĩ ra một mẫu báo cáo đặc biệt và cũng
muốn đưa doanh thu của các sản phẩm hiện đang sản xuất vào báo cáo, rồi nhiều điều khác nữa -
tất cả những điều mà ông ấy không hề nói với chúng tôi trong cuộc họp trước. Vậy là chúng tôi
phải bắt đầu lại.
Theo các anh/chị, ông Long và các giám đốc sản phẩm đã có sai lầm gì trong lập
kế hoạch?
48 NEU_MAN301_Bai3_v1.0013108213
Bài 3: Lập kế hoạch
3.1. Kế hoạch
3.1.1. Khái niệm kế hoạch và nội dung
Trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về kế hoạch dựa trên các cách tiếp cận khác
nhau, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu kế hoạch là tổng thể các mục tiêu, các giải pháp
và công cụ để đạt được mục tiêu cho một hệ thống nhất định.
Các kế hoạch cho một hệ thống xã hội là vô cùng đa dạng, tuy nhiên dù là kế hoạch
nào đi chăng nữa thì cũng chứa đựng những nội dung cốt yếu như: mục tiêu, giải pháp
và nguồn lực.
Mục tiêu: xác định những kết quả tương lai mà nhà
quản lý mong muốn (kỳ vọng) đạt được.
Các giải pháp: xác định những hành động chủ yếu
sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Nguồn lực: là những phương tiện mà hệ thống sử
dụng để thực hiện mục tiêu. Có thể có nhiều cách
phân loại nguồn lực. Bất kỳ hệ thống nào dù là tổ
chức kinh doanh, tổ chức nhà nước hay tổ chức phi lợi nhuận, đều phải huy động
các loại nguồn lực khác nhau để thực hiện mục tiêu của mình.
Hộp 3.1. Các thành phần cơ bản của dự án “Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và
ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục” trong chương trình mục tiêu quốc gia giáo
dục đào tạo giai đoạn 2011 - 2015
Mục tiêu
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hoá, nâng cao năng lực
cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, để trình độ đào tạo nhân lực công
nghệ thông tin ở nước ta tiếp cận trình độ và có khả năng tham gia thị trường đào tạo nhân lực công
nghệ thông tin quốc tế, từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực công nghệ
thông tin chất lượng cao cho các nước trong khu vực và thế giới. Tạo một bước chuyển biến đột phá
về chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Đào tạo công nghệ thông tin, điện
tử, viễn thông ở các trường đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực các nước Đông Nam Á, có
khoảng 30% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại
học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.
Chỉ tiêu
Phấn đấu năm 2015 ...