Danh mục

Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 2: Lý thuyết về thuế

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 603.37 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 2: Lý thuyết về thuế" được biên soạn nhằm cung cấp đến các bạn sinh viên kiến thức về những vấn đề chung về thuế; phân loại thuế; hệ thống thuế và tính chất của một hệ thống thuế tối ưu; phân tích tác động của thuế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 2: Lý thuyết về thuế Bài 2: Lý thuyết về thuế BÀI 2 LÝ THUYẾT VỀ THUẾ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Kinh tế học công cộng, NXBKHKT, 1995 (tác giả Joseph E.Stiglitz). 2. Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB tài chính – Hà nội 2005. 3. Giáo trình Quản lý thuế, Nguyễn Thị Bất, NXB Thống kê 2002.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Những vấn đề chung về thuế;  Phân loại thuế;  Hệ thống thuế và tính chất của một hệ thống thuế tối ưu;  Phân tích tác động của thuế. Mục tiêu Mục tiêu của bài nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuế. Các kiến thức gồm khái niệm và đặc điểm của thuế, cơ sở thuế, thuế suất và cấu trúc thuế suất, phân loại thuế, phân tích được tác động của thuế trên thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền… Từ đó có thể vận dụng để đánh giá chính sách thuế.18 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 Bài 2: Lý thuyết về thuếTình huống dẫn nhậpNguyên nhân nào gây thất thu cho ngành thuế?Trong gần 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca–Colaliên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 của công ty này đãlên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷđồng. Do lỗ liên tục như vậy nên Coca–Cola Việt Nam khôngphải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh thu liêntục tăng từ 20–30%/năm. Điều đáng ngạc nhiên hơn là tuy lỗlớn như vậy nhưng doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam.Ngành thuế Việt Nam trong nỗ lực chống chuyển giá đã buộc các doanh nghiệp giảm lỗ và truythu thuế một khoản tiền khá lớn. Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2012, khi thanh tra312 doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục, trong đó có doanh nghiệp trong diện nghi vấn chuyển giáđã giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64tỷ đồng và phạt gần 85 tỷ đồng, số thuế truy nộp ngân sách là 275,43 tỷ đồng. Ở quy mô toànquốc, trong năm 2011, sau khi thanh tra, kiểm tra 921 doanh nghiệp FDI lỗ, ngành thuế đã xử lýgiảm lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng. 1. Tình trạng thất thu về thuế ở Việt Nam xuất phát từ đâu? 2. Giải pháp hạn chế việc thất thu này?TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 19 Bài 2: Lý thuyết về thuế2.1. Những vấn đề chung về thuế2.1.1. Khái niệm và đặc điểm2.1.1.1. Khái niệm Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước. Thuế đã có quá trình phát triển lâu đời. Từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện các khoản thu (đảm phụ) bằng hiện vật, các khoản này cộng với các nguồn thu từ việc cưỡng bức lao động, bóc lột, nô dịch và chinh phục các dân tộc khác đã tạo ra mâu thuẫn xã hội và chính sự đấu tranh chống lại mâu thuẫn đó làm cho xã hội ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, thuế cũng có những phát triển đáng kể so với ngày đầu hình thành: từ chỗ mang hình thức hiện vật, thuế đã dần dần chuyển sang hình thức tiền tệ. Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước, song quan niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời lại khác.  Theo Joseph E. Stiglitz (1 trong những nhà kinh tế xuất sắc nhất thế giới theo đánh giá của rePEc) trong cuốn “Kinh tế cộng đồng” cho rằng: “Cá nhân cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho chủ thái ấp đây là thuế nhưng chưa được tiền lệ hóa”. Theo Joseph thì thuế được hình thành từ rất lâu đời, bằng hình thức cung cấp dịch vụ cho người cai quản, đây là một trong những hình thức đơn giản, đầu tiên của thuế và sau này được tiền lệ hóa trở thành những nghĩa vụ nộp thuế bằng nhiều hình thức, nhưng cao nhất là bằng tiền.  Bàn về mối liên hệ giữa thuế và nhà nước Mác đã viết: “Thuế là có sở kinh tế của bộ máy nhà nước là thủ đoạn đơn ...

Tài liệu được xem nhiều: