Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 3: Ngân sách nhà nước
Số trang: 30
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.14 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 3: Ngân sách nhà nước" tìm hiểu bản chất kinh tế và vai trò của ngân sách nhà nước; thu, chi ngân sách nhà nước; mục lục ngân sách nhà nước; năm ngân sách và chu trình ngân sách nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 3: Ngân sách nhà nước Bài 3: Ngân sách nhà nước BÀI 3 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Kinh tế học công cộng, NXBKHKT, 1995 (tác giả Joseph E.Stiglitz). 2. Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB tài chính – Hà nội 2005. 3. Giáo trình Quản lý thuế, Nguyễn Thị Bất, NXB Thống kê 2002. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bản chất kinh tế và vai trò của ngân sách nhà nước; Thu, chi ngân sách nhà nước; Mục lục ngân sách nhà nước; Năm ngân sách và chu trình ngân sách nhà nước. Mục tiêu Với mục tiêu của bài giúp sinh viên nắm được lý thuyết chung về ngân sách nhà nước. Kết thúc bài, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan về bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước; nắm được các nội dung thu chi của ngân sách nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước, năm ngân sách và chu trình ngân sách. 32 TXNHLT06_Bai 3_v1.0014108207 Bài 3: Ngân sách nhà nước Tình huống dẫn nhập Báo động khả năng thu ngân sách nhà nước so với dự toán Tại buổi họp báo hôm 10–10–2013, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, cho biết mọi năm, thu ngân sách chín tháng thường đạt 80% dự toán, năm nay chỉ đạt 66,6%. Dự báo khả năng thu ngân sách năm 2014, không đạt được như dự toán. Trong khi đó, theo bà Mai, chi ngân sách Nhà nước vẫn không ngừng tăng, đặc biệt là chi phát triển sự nghiệp và chi quản lý hành chính. 1. Vậy, nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới tình trạng sụt giảm của khả năng thu ngân sách nhà nước và sự gia tăng chi ngân sách nhà nước? 2. Hậu quả của tình trạng chi vượt quá số thu cho phép và nó sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế của Việt Nam? TXNHLT06_Bai 3_v1.0014108207 33 Bài 3: Ngân sách nhà nước 3.1. Bản chất kinh tế, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước 3.1.1. Bản chất kinh tế Như chúng ta đã biết, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa – tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Cho đến nay, ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ Ngân sách nhà nước được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Có những quan niệm cho rằng: Ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu, chi của chính phủ được thiết lập hàng năm, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước. Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Thực ra khi nói đến phạm trù ngân sách nhà nước, chúng ta có thể thấy rằng: Xét về hình thức: ngân sách nhà nước là một bản dự toán (kế hoạch) thu và chi do chính phủ lập ra, đệ trình quốc hội phê chuẩn. Xét về thực thể vật chất: ngân sách nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng (ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ lớn của nhà nước). Xét trong hệ thống tài chính: ngân sách nhà nước là một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, ngân sách nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế. Giữa một bên là nhà nước với một bên là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Đó là những mối quan hệ như: Quan hệ giữa nhà nước với các cơ quan tổ chức xã hội; Quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp; Quan hệ giữa nhà nước với tầng lớp dân cư; Quan hệ giữa nhà nước với nhà nước khác. Những mối quan hệ này luôn trong quá trình vận động và là quan hệ kinh tế hai chiều. Chính sự vận động qua lại của các quan hệ kinh tế này dẫn tới việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. Nói tóm lại, từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra bản chất của ngân sách nhà nước như sau: Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước dựa trên nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của nhà nước theo luật định. 34 TXNHLT06_Bai 3_v1.0014108207 Bài 3: Ngân sách nhà nước 3.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước Trong hệ thống tài chính nhà nước, ngân sách nhà nước là một bộ phận chủ yếu đóng vai trò chủ đạo; nó là khâu trung tâm, quyết định và chi phối các quan hệ tài chính khác. Nội dung các khoản thu chi của ngân sách nhà nước thể hiện đầy đủ cả quan hệ tài chính giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 3: Ngân sách nhà nước Bài 3: Ngân sách nhà nước BÀI 3 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Kinh tế học công cộng, NXBKHKT, 1995 (tác giả Joseph E.Stiglitz). 2. Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB tài chính – Hà nội 2005. 3. Giáo trình Quản lý thuế, Nguyễn Thị Bất, NXB Thống kê 2002. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bản chất kinh tế và vai trò của ngân sách nhà nước; Thu, chi ngân sách nhà nước; Mục lục ngân sách nhà nước; Năm ngân sách và chu trình ngân sách nhà nước. Mục tiêu Với mục tiêu của bài giúp sinh viên nắm được lý thuyết chung về ngân sách nhà nước. Kết thúc bài, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan về bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước; nắm được các nội dung thu chi của ngân sách nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước, năm ngân sách và chu trình ngân sách. 32 TXNHLT06_Bai 3_v1.0014108207 Bài 3: Ngân sách nhà nước Tình huống dẫn nhập Báo động khả năng thu ngân sách nhà nước so với dự toán Tại buổi họp báo hôm 10–10–2013, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, cho biết mọi năm, thu ngân sách chín tháng thường đạt 80% dự toán, năm nay chỉ đạt 66,6%. Dự báo khả năng thu ngân sách năm 2014, không đạt được như dự toán. Trong khi đó, theo bà Mai, chi ngân sách Nhà nước vẫn không ngừng tăng, đặc biệt là chi phát triển sự nghiệp và chi quản lý hành chính. 1. Vậy, nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới tình trạng sụt giảm của khả năng thu ngân sách nhà nước và sự gia tăng chi ngân sách nhà nước? 2. Hậu quả của tình trạng chi vượt quá số thu cho phép và nó sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế của Việt Nam? TXNHLT06_Bai 3_v1.0014108207 33 Bài 3: Ngân sách nhà nước 3.1. Bản chất kinh tế, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước 3.1.1. Bản chất kinh tế Như chúng ta đã biết, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa – tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Cho đến nay, ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ Ngân sách nhà nước được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Có những quan niệm cho rằng: Ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu, chi của chính phủ được thiết lập hàng năm, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước. Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Thực ra khi nói đến phạm trù ngân sách nhà nước, chúng ta có thể thấy rằng: Xét về hình thức: ngân sách nhà nước là một bản dự toán (kế hoạch) thu và chi do chính phủ lập ra, đệ trình quốc hội phê chuẩn. Xét về thực thể vật chất: ngân sách nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng (ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ lớn của nhà nước). Xét trong hệ thống tài chính: ngân sách nhà nước là một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, ngân sách nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế. Giữa một bên là nhà nước với một bên là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Đó là những mối quan hệ như: Quan hệ giữa nhà nước với các cơ quan tổ chức xã hội; Quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp; Quan hệ giữa nhà nước với tầng lớp dân cư; Quan hệ giữa nhà nước với nhà nước khác. Những mối quan hệ này luôn trong quá trình vận động và là quan hệ kinh tế hai chiều. Chính sự vận động qua lại của các quan hệ kinh tế này dẫn tới việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. Nói tóm lại, từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra bản chất của ngân sách nhà nước như sau: Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước dựa trên nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của nhà nước theo luật định. 34 TXNHLT06_Bai 3_v1.0014108207 Bài 3: Ngân sách nhà nước 3.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước Trong hệ thống tài chính nhà nước, ngân sách nhà nước là một bộ phận chủ yếu đóng vai trò chủ đạo; nó là khâu trung tâm, quyết định và chi phối các quan hệ tài chính khác. Nội dung các khoản thu chi của ngân sách nhà nước thể hiện đầy đủ cả quan hệ tài chính giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản lý tài chính công Quản lý tài chính công Ngân sách nhà nước Chu trình ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
51 trang 243 0 0
-
5 trang 227 0 0
-
200 trang 148 0 0
-
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và những vấn đề đặt ra
4 trang 123 0 0 -
Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
32 trang 122 0 0 -
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 121 0 0 -
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 113 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 101 0 0 -
Hợp tác quốc tế của kho bạc Nhà nước trong bối cảnh mới
4 trang 101 0 0 -
Đề tài Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn nước ta hiện nay
14 trang 97 0 0