Bài giảng Quản lý y tế: Bài 6 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các khái niệm, mục đích và phân loại đánh giá; trình bày được các phương pháp đánh giá Nắm được các chỉ số đánh giá chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý y tế: Bài 6 - BS. Bùi Trung Hậu
Đánh giá các
hoạt động y tế
BS. Bùi Trung Hậu
MỤC TIÊU
• Trình bày được các khái niệm, mục đích
và phân loại đánh giá
• Trình bày được các phương pháp đánh
giá
• Nắm được các chỉ số đánh giá chính
NỘI DUNG
Khái niệm
Phân loại đánh giá
Chỉ số đánh giá
Phương pháp đánh giá
KHÁI NIỆM
Đánh giá là một công cụ của người quản
lý, cung cấp các thông tin cần thiết để có
những kết luận và đưa ra quyết định kịp thời,
mang lại hiệu quả cao hơn cho công việc quản
lý đối với các hoạt động y tế
KHÁI NIỆM
Đánh giá là một quá trình theo dõi, đo
đạc, tính toán các chỉ số để xem một chương
trình/ hoạt động y tế đã đạt được những mục
tiêu đã đặt ra hay chưa, kết quả đạt được có
tương xứng với các nguồn lực đã sử dụng hay
không.
PHÂN LOẠI
Có thể chia là 4 loại đánh giá:
- Đánh giá ban đầu: thu thập số liệu, thông tin cần
thiết để xác định điểm khởi đầu, mục tiêu mong
muốn đạt được.
- Đánh giá tức thời: ĐG trong quá trình thực hiện
các hoạt động để xem xét tiến độ so với những
gì đã đề ra (ĐG sơ kết, ĐG giữa kỳ, ĐG đột
xuất…).
PHÂN LOẠI
Có thể chia là 4 loại đánh giá:
- Đánh giá kết thúc (cuối kỳ): ĐG hoàn thành
kế hoạch chương trình, đầu ra, các sản phẩm
cuối cùng, các mục tiêu đã đạt được chưa.
- Đánh giá dài hạn (tác động, ảnh hưởng):
thực hiện sau khi kết thúc chtr 1 thời gian,
xem xét mức độ cải thiện, tính duy trì, lan
tỏa…
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
Khái niệm:
Chỉ số là một đại lượng dùng để đo lường,
mô tả 1 sự vật hay hiện tượng.
Chỉ số cũng được dùng để so sánh điều
mong đợi với kết quả đạt được trong từng
giai đoạn.
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn chỉ số đánh giá:
Có tính đặc hiệu: phản ánh đúng bản chất,
mức độ đạt được của hđ Y tế
Có tính nhạy và độ tin cậy: dễ dàng phát
hiện được vấn đề cần đo, không sai lệch
nhiều so với giá trị thực của nó
Dễ dàng thu thập, khả thi
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Phân loại chỉ số:
- Chỉ số đầu vào (Input)
- Chỉ số tiến trình, hoạt động (process)
- Chỉ số đầu ra (Output)
- Chỉ số hiệu quả (effect)
- Chỉ số tác động (Impact)
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Chỉ số đầu vào (Input):
Số liệu về tình trạng hiện tại của cộng đồng,
nguồn lực, xác định điểm xuất phát.
Vd: kinh phí dự toán cho hoạt động
Chỉ số tiến trình, hoạt động (process):
Chỉ số mô tả việc thực hiện các hoạt động
trong chương trình.
Vd: tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi được theo dõi cân nặng
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Chỉ số đầu ra (Output):
Mô tả kết quả đạt được khi kết thúc chương
trình (Vd: tỉ lệ NVYT đạt trong kỳ thi về
CSSKSS,…)
Chỉ số hiệu quả (effect)
Sau khi chtr kết thúc, hiệu quả những người
trực tiếp tham gia áp dụng trên cộng đồng (Vd: tỉ
lệ NVYT thực hiện đúng kỹ thuật,…)
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Chỉ số tác động (Impact)
Mô tả kết quả cải thiện, làm thay đổi tình
trạng, tình hình vấn đề quan tâm của cộng
đồng.
Vd: Số hộ gia đình xóa được đói nghèo, tỉ lệ
mắc 6 bệnh giảm, tỉ lệ sinh thô giảm,…
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Phân loại chỉ số:
- Kinh phí dự toán cho hoạt động
- Tỉ lệ mắc 6 bệnh giảm
- Phương tiện/ dụng cụ được cấp, đưa vào sử dụng
trong chương trình
- Số gia đình được đói giảm nghèo
- vay vốn xóa dõi cân nặng
- Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi hành 3 lần về đặt vòng
được theo
Tỉ lệ nhân viên đã
- được thực
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Phân loại chỉ số:
- Số hộ gia đình được NVYT hướng dẫn sử dụng gói
ORS.
- Số nhân viên được đưa vào đào tạo bởi chương trình
- Tỉ lệ NVYT đạt kỳ thi về chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Tỉ lệ nhân viên Y tế thực hiện đúng kỹ thuật đặt vòng
- Số hộ gia đình xóa được đói nghèo
- Tỉ lệ trẻ < 5 tuổi chết giảm
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Thường sử dụng 2 phương pháp:
- Đánh giá định lượng: dựa trên việc quan sát, đo
đạc, số liệu, chỉ số đo lường được thu thập 1
cách có hệ thống thông qua biểu mẫu được thiết
kế sẵn, báo cáo thống kê,…
- Đánh giá định tính: không cấu trúc, đánh giá
những vấn đề đối tượng quan tâm nhằm làm rõ,
xác định ý nghĩa, lợi ích (VD: thảo luận,…)
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
- Sử dụng định tính hay định lượng tùy vào
mục đích
- Không có phương pháp đúng hay sai
- Thường sử dụng đồng thời 2 phương
pháp
CẢM ƠN QUÝ ANH, CHỊ
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !!!
...