Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2
Số trang: 74
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.40 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về quản trị dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại; quản trị bán hàng của doanh nghiệp thương mại; quản trị dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thương mại; kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG & LÊ THỊ BÍCH NGỌC BÀI GIẢNGQUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Tháng 12 năm 2019 CHƯƠNG 5 QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI5.1. Khái niệm, sự hình thành dự trữ ở doanh nghiệp thương mại 5.1.1. Khái niệm Theo C.Mác, hàng hóa là một sản phẩm được sản xuất ra, trước hết nó phải cócông dụng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của xã hội (sản xuất hoặc tiêu dùng) và thứ hailà nó phải được bán cho người khác chứ không phải để tự tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóatừ khi sản xuất ra đến khỉ được đem tiêu dùng sử dụng), thời gian đó sản phẩm hàng hóaở trạng thái dự trữ hàng hóa. Như vậy, dự trữ hàng hóa là trạng thái sản phẩm hàng hóa chưa được sử dụng(tiêu dùng) theo công dụng, mục đích của nó. Là sản phẩm hàng hóa, nó luôn luôn phảituân theo một quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó chính là quátrình trao đổi hàng hóa, lưu thông hàng hóa. Dự trữ hàng hóa chính là sự tồn tại của sảnphẩm dưới dạng hàng hóa, là sự ngưng đọng của sản phẩm đang trong quá trình vậnđộng từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu của sự hình thành dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốcdân là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. Phâncông lao động xã hội càng chi tiết dẫn đến chuyên môn hóa càng cao làm cho năng suấtlao động xã hội tăng lên và sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự khác nhau về sởhữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của lao động đòi hỏi cần phải trao đổi hàng hóa, lưuthông hàng hóa trong nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng. Điều này thể hiện ởnhững điểm sau: - Các đơn vị sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa, sản phẩm của đơn vị sảnxuất này trở thành nguyên vật liệu của đơn vị sản xuất kia và chúng cần trao đổi vớinhau. - Giữa các đơn vị sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và đơn vị tiêu dùng hàng hóacó khoảng cách về không gian và thời gian, cần phải có sự vận động của hàng hóa từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. + Sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa không ăn khớpvới nhau về thời gian. Sản xuất liên tục nhưng tiêu dùng định kỳ. Tiêu dùng liên tụcnhưng sản xuất theo thời vụ... dẫn tới cần phải có sản phẩm hàng hóa dự trữ. + Sản xuất hàng hóa ở một nơi, tiêu dùng ở nhiều nơi, hoặc sản xuất hàng hóa ởnhiều nơi (mặt bằng ruộng đất, rừng...) nhưng sử dụng ở một nơi. Điều này đòi hỏi phảicó sự vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Như vậy, trong nền kinh tế còn sản xuất hàng hóa thì dự trữ hàng hóa là một tấtyếu khách quan. Nó là một điều kiện để tái sản xuất xã hội liên tục và tiêu dùng liên tục.Dự trữ hàng hóa là một điều kiện của lưu thông hàng hóa. Các Mác khẳng định: “ khôngcó dự trữ hàng hóa không có lưu thông hàng hóa. Trong nền kinh tế quốc dân, có ba loại dự trữ hàng hóa chủ yếu là. dự trữ thànhphẩm tiêu thụ ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (gọi tắt là dự trữ tiêu thụ); dự trữhàng hóa ở các doanh nghiệp thương mại và dự trữ hàng hóa trên đường (dự trữ hànghóa trên các phương tiện vận tải). 5.1.1.1. Dự trữ tiêu thụ Dự trữ tiêu thụ là dự trữ những thành phẩm đã hoàn thành việc chế tạo, đã nhậpkho tiêu thụ của xí nghiệp sản xuất và đang chờ xuất bán. Sản phẩm khi đã nhập khotiêu thụ, nó có đầy đủ tiêu chuẩn là hàng hóa và nó đang chờ đợi để tiêu thụ gọi là dựtrữ tiêu thụ. Phần lớn các sản phẩm được sản xuất ra không thể đi ngay vào tiêu dùngsản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân mà nó phải được nhập kho tiêu thụ. Nguyên nhân chínhhình thành dự trữ tiêu thụ là do sự cần thiết phải thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ sảnphẩm như: phân loại, chọn lọc, đóng gói, hình thành các lô hàng phù hợp với phươngthức tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp; do thời gian sản xuất và thờigian tiêu thụ không ăn khớp nhau, sản xuất ra sản phẩm liên tục nhưng tiêu thụ thì từngđợt; do sự cần thiết phải hình thành khối lượng hàng đủ để tiêu thụ (bán) một lần chokhách hàng và do sự cần thiết phải có dự trữ hàng hóa để cung ứng cho những nhu cầukhông thường xuyên. Dự trữ tiêu thụ nhiều hay ít ở các doanh nghiệp sản xuất là do những nhân tố sauđây quyết định: Quy mô của doanh nghiệp, tính chất của sản xuất và quy trình côngnghệ sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp... - Quy mô của doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ quyết định khối lượng và cơ cấu sảnphẩm lớn, mức tiêu dùng bình quân một ngày đêm về nguyên nhiên vật liệu... lớn haynhỏ và khối lượng sản phẩm (thành phẩm) sản xuất ra một ngày đêm nhiều hay ít, do đómức dự trữ tiêu thụ ở doanh nghiệp nhiều, ít khác nhau. - Tính chất của sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất liên tục hàng loạt lớn, vừahoặc nhỏ; sản xuất theo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG & LÊ THỊ BÍCH NGỌC BÀI GIẢNGQUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Tháng 12 năm 2019 CHƯƠNG 5 QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI5.1. Khái niệm, sự hình thành dự trữ ở doanh nghiệp thương mại 5.1.1. Khái niệm Theo C.Mác, hàng hóa là một sản phẩm được sản xuất ra, trước hết nó phải cócông dụng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của xã hội (sản xuất hoặc tiêu dùng) và thứ hailà nó phải được bán cho người khác chứ không phải để tự tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóatừ khi sản xuất ra đến khỉ được đem tiêu dùng sử dụng), thời gian đó sản phẩm hàng hóaở trạng thái dự trữ hàng hóa. Như vậy, dự trữ hàng hóa là trạng thái sản phẩm hàng hóa chưa được sử dụng(tiêu dùng) theo công dụng, mục đích của nó. Là sản phẩm hàng hóa, nó luôn luôn phảituân theo một quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó chính là quátrình trao đổi hàng hóa, lưu thông hàng hóa. Dự trữ hàng hóa chính là sự tồn tại của sảnphẩm dưới dạng hàng hóa, là sự ngưng đọng của sản phẩm đang trong quá trình vậnđộng từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu của sự hình thành dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốcdân là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. Phâncông lao động xã hội càng chi tiết dẫn đến chuyên môn hóa càng cao làm cho năng suấtlao động xã hội tăng lên và sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự khác nhau về sởhữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của lao động đòi hỏi cần phải trao đổi hàng hóa, lưuthông hàng hóa trong nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng. Điều này thể hiện ởnhững điểm sau: - Các đơn vị sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa, sản phẩm của đơn vị sảnxuất này trở thành nguyên vật liệu của đơn vị sản xuất kia và chúng cần trao đổi vớinhau. - Giữa các đơn vị sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và đơn vị tiêu dùng hàng hóacó khoảng cách về không gian và thời gian, cần phải có sự vận động của hàng hóa từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. + Sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa không ăn khớpvới nhau về thời gian. Sản xuất liên tục nhưng tiêu dùng định kỳ. Tiêu dùng liên tụcnhưng sản xuất theo thời vụ... dẫn tới cần phải có sản phẩm hàng hóa dự trữ. + Sản xuất hàng hóa ở một nơi, tiêu dùng ở nhiều nơi, hoặc sản xuất hàng hóa ởnhiều nơi (mặt bằng ruộng đất, rừng...) nhưng sử dụng ở một nơi. Điều này đòi hỏi phảicó sự vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Như vậy, trong nền kinh tế còn sản xuất hàng hóa thì dự trữ hàng hóa là một tấtyếu khách quan. Nó là một điều kiện để tái sản xuất xã hội liên tục và tiêu dùng liên tục.Dự trữ hàng hóa là một điều kiện của lưu thông hàng hóa. Các Mác khẳng định: “ khôngcó dự trữ hàng hóa không có lưu thông hàng hóa. Trong nền kinh tế quốc dân, có ba loại dự trữ hàng hóa chủ yếu là. dự trữ thànhphẩm tiêu thụ ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (gọi tắt là dự trữ tiêu thụ); dự trữhàng hóa ở các doanh nghiệp thương mại và dự trữ hàng hóa trên đường (dự trữ hànghóa trên các phương tiện vận tải). 5.1.1.1. Dự trữ tiêu thụ Dự trữ tiêu thụ là dự trữ những thành phẩm đã hoàn thành việc chế tạo, đã nhậpkho tiêu thụ của xí nghiệp sản xuất và đang chờ xuất bán. Sản phẩm khi đã nhập khotiêu thụ, nó có đầy đủ tiêu chuẩn là hàng hóa và nó đang chờ đợi để tiêu thụ gọi là dựtrữ tiêu thụ. Phần lớn các sản phẩm được sản xuất ra không thể đi ngay vào tiêu dùngsản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân mà nó phải được nhập kho tiêu thụ. Nguyên nhân chínhhình thành dự trữ tiêu thụ là do sự cần thiết phải thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ sảnphẩm như: phân loại, chọn lọc, đóng gói, hình thành các lô hàng phù hợp với phươngthức tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp; do thời gian sản xuất và thờigian tiêu thụ không ăn khớp nhau, sản xuất ra sản phẩm liên tục nhưng tiêu thụ thì từngđợt; do sự cần thiết phải hình thành khối lượng hàng đủ để tiêu thụ (bán) một lần chokhách hàng và do sự cần thiết phải có dự trữ hàng hóa để cung ứng cho những nhu cầukhông thường xuyên. Dự trữ tiêu thụ nhiều hay ít ở các doanh nghiệp sản xuất là do những nhân tố sauđây quyết định: Quy mô của doanh nghiệp, tính chất của sản xuất và quy trình côngnghệ sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp... - Quy mô của doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ quyết định khối lượng và cơ cấu sảnphẩm lớn, mức tiêu dùng bình quân một ngày đêm về nguyên nhiên vật liệu... lớn haynhỏ và khối lượng sản phẩm (thành phẩm) sản xuất ra một ngày đêm nhiều hay ít, do đómức dự trữ tiêu thụ ở doanh nghiệp nhiều, ít khác nhau. - Tính chất của sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất liên tục hàng loạt lớn, vừahoặc nhỏ; sản xuất theo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại Quản trị doanh nghiệp thương mại Quản trị dự trữ hàng hóa Quản trị bán hàng của doanh nghiệp thương mại Quản trị dịch vụ khách hàng Kinh doanh xuất nhập khẩuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 432 4 0 -
Bài tiểu luận: Các phương thức thanh toán quốc tế
31 trang 219 0 0 -
Bài giảng Quản trị Logistics: Chương 4 - TS. Hà Minh Hiếu
46 trang 178 0 0 -
Lý thuyết nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
68 trang 161 1 0 -
94 trang 102 0 0
-
Bài tiểu luận: Đàm phán trong hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
45 trang 81 0 0 -
140 trang 50 1 0
-
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 2 - GS.TS. Võ Thanh Thu
254 trang 49 2 0 -
Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1
164 trang 48 0 0 -
Lý thuyết nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 2 - TS. Trần Văn Hòe
100 trang 46 1 0