Bài giảng Quản trị học: Phần 1 - TS. Hoàng Quang Thành
Số trang: 55
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,001.09 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Quản trị học: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: tổng quan về quản trị; thông tin và quyết định quản trị; hoạch định. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị học: Phần 1 - TS. Hoàng Quang Thành TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ HỌC Biên soạn: TS. Hoàng Quang Thành CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ 1.1. Đại cương về quản trị 1.1.1. Khái niệm quản trị Thuật ngữ “quản trị” cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu không giống nhau: “Quản trị là tiến hành làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn luôn thay đổi” (R. Kreitnen). “Quản trị là nhằm tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất, trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm để đạt được một hiệu suất nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức” (Harold Koontz). “Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được” (J. Donnelly, J. Gibson, J. Ivancevich). “Quản trị là quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức đó” (W. Nickels, J. McHugh, S. McHugh). Theo P. Drucker thì “Quản trị là một loại hoạt động đặc biệt mà nhờ nó để biến đám đông vô tổ chức thành một tập thể lao động có hướng đích, có năng suất và hiệu quả” v.v... Trong tài liệu này thuật ngữ “quản trị” được hiểu là những hoạt động cần thiết phát sinh từ sự tập hợp của nhiều người một cách có ý thức để hoàn thành những mục tiêu chung, là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức. 1.1.2. Đặc điểm chung của quản trị Tính tương đồng của quản trị đối với mọi tổ chức thuộc mọi lĩnh vực và mọi nhà quản trị được thể hiện qua các đặc điểm chung sau đây: Quản trị là một loại hoạt động nhất thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức. Bởi vậy, nó mang tính phổ biến đối với mọi tổ chức, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động quản trị cần ít nhất ba yếu tố: Chủ thể quản trị - tác nhân tạo ra tác động quản trị; Đối tượng quản trị - khách thể tiếp nhận các tác động của chủ thể; và Mục tiêu - trạng thái mong đợi và cái đích hướng tới của cả chủ thể lẫn đối tượng quản trị. Ba yếu tố này hình thành nên hệ thống quản trị. Thực chất của quản trị là quản trị con người và thông qua đó quản trị mọi yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội để đạt được mục tiêu. 1 Quản trị là hoạt động liên tục theo thời gian nhằm duy trì và phát triển tổ chức trên cơ sở quá khứ và hiện tại, có tính tổ chức, có hướng đích và mang tính xã hội. Mục tiêu Môi trường Đầu Thông tin về tác động của môi trường vào Quyết định quản trị Đầu ra Chủ thể Đối tượng (Tác động quản trị) (Kết quả) Hình 1.1 Các yếu tố của hệ thống quản trị Thông tin về hành vi của đối tượng Quản trị là một tiến trình năngtrường vàhồi) tạp, được thực hiện trong bối cảnh (Thông tin phản phức động môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế. 1.1.3. Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị Quản trị vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho hoạt động quản trị là một khoa học. Tính khoa học của quản trị thể hiện ở chỗ: - Muốn quản trị có hiệu quả nhà quản trị phải tuân thủ và dựa vào vốn kiến thức và hiểu biết về các quy luật (tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ, tâm lý v.v…). Nếu không có kiến thức về quản trị thì sẽ phải trông chờ vào vận may, trực giác hoặc vào những cái từng làm trước đó. - Quản trị bao gồm các quan niệm rõ ràng, lý thuyết và các kiến thức tích lũy khác phát triển từ các giả thiết, thực nghiệm và phân tich, có cơ sở lý luận xuất phát từ thực tiễn, được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Tính khoa học của quản trị đòi hỏi các nhà quản trị phải: (1)Nắm vững các quy luật liên quan và hành động phù hợp với các tác động khách quan của chúng; (2)Tuân thủ các nguyên tắc, phải biết vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị hiện đại, phù hợp với bối cảnh thực tại và xu hướng biến đổi của môi trường. Khoa học là tập hợp kiến thức được tổ chức. Kiến thức về quản trị là khoa học, nhưng không có nghĩa là quản trị bằng sách vở mà phải phù hợp với thực tại của từng tình huống cụ thể. Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị học: Phần 1 - TS. Hoàng Quang Thành TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ HỌC Biên soạn: TS. Hoàng Quang Thành CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ 1.1. Đại cương về quản trị 1.1.1. Khái niệm quản trị Thuật ngữ “quản trị” cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu không giống nhau: “Quản trị là tiến hành làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn luôn thay đổi” (R. Kreitnen). “Quản trị là nhằm tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất, trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm để đạt được một hiệu suất nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức” (Harold Koontz). “Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được” (J. Donnelly, J. Gibson, J. Ivancevich). “Quản trị là quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức đó” (W. Nickels, J. McHugh, S. McHugh). Theo P. Drucker thì “Quản trị là một loại hoạt động đặc biệt mà nhờ nó để biến đám đông vô tổ chức thành một tập thể lao động có hướng đích, có năng suất và hiệu quả” v.v... Trong tài liệu này thuật ngữ “quản trị” được hiểu là những hoạt động cần thiết phát sinh từ sự tập hợp của nhiều người một cách có ý thức để hoàn thành những mục tiêu chung, là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức. 1.1.2. Đặc điểm chung của quản trị Tính tương đồng của quản trị đối với mọi tổ chức thuộc mọi lĩnh vực và mọi nhà quản trị được thể hiện qua các đặc điểm chung sau đây: Quản trị là một loại hoạt động nhất thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức. Bởi vậy, nó mang tính phổ biến đối với mọi tổ chức, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động quản trị cần ít nhất ba yếu tố: Chủ thể quản trị - tác nhân tạo ra tác động quản trị; Đối tượng quản trị - khách thể tiếp nhận các tác động của chủ thể; và Mục tiêu - trạng thái mong đợi và cái đích hướng tới của cả chủ thể lẫn đối tượng quản trị. Ba yếu tố này hình thành nên hệ thống quản trị. Thực chất của quản trị là quản trị con người và thông qua đó quản trị mọi yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội để đạt được mục tiêu. 1 Quản trị là hoạt động liên tục theo thời gian nhằm duy trì và phát triển tổ chức trên cơ sở quá khứ và hiện tại, có tính tổ chức, có hướng đích và mang tính xã hội. Mục tiêu Môi trường Đầu Thông tin về tác động của môi trường vào Quyết định quản trị Đầu ra Chủ thể Đối tượng (Tác động quản trị) (Kết quả) Hình 1.1 Các yếu tố của hệ thống quản trị Thông tin về hành vi của đối tượng Quản trị là một tiến trình năngtrường vàhồi) tạp, được thực hiện trong bối cảnh (Thông tin phản phức động môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế. 1.1.3. Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị Quản trị vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho hoạt động quản trị là một khoa học. Tính khoa học của quản trị thể hiện ở chỗ: - Muốn quản trị có hiệu quả nhà quản trị phải tuân thủ và dựa vào vốn kiến thức và hiểu biết về các quy luật (tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ, tâm lý v.v…). Nếu không có kiến thức về quản trị thì sẽ phải trông chờ vào vận may, trực giác hoặc vào những cái từng làm trước đó. - Quản trị bao gồm các quan niệm rõ ràng, lý thuyết và các kiến thức tích lũy khác phát triển từ các giả thiết, thực nghiệm và phân tich, có cơ sở lý luận xuất phát từ thực tiễn, được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Tính khoa học của quản trị đòi hỏi các nhà quản trị phải: (1)Nắm vững các quy luật liên quan và hành động phù hợp với các tác động khách quan của chúng; (2)Tuân thủ các nguyên tắc, phải biết vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị hiện đại, phù hợp với bối cảnh thực tại và xu hướng biến đổi của môi trường. Khoa học là tập hợp kiến thức được tổ chức. Kiến thức về quản trị là khoa học, nhưng không có nghĩa là quản trị bằng sách vở mà phải phù hợp với thực tại của từng tình huống cụ thể. Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị học Quản trị học Nghệ thuật của quản trị Vai trò của quản trị Phân loại các nhà quản trị Nguyên tắc quản trịTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 820 12 0 -
54 trang 305 0 0
-
Tiểu luận: Công tác tổ chức của công ty Bibica
33 trang 252 0 0 -
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 249 5 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 234 0 0 -
Tài liệu học tập Quản trị học: Phần 1
86 trang 223 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 200 0 0 -
Bài giảng Quản trị học: Chương 7 - Chức năng điều khiển.
42 trang 199 0 0 -
Đề cương bài giảng: Quản trị học
trang 193 0 0 -
144 trang 186 0 0