Danh mục

Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 7 - TS. Vũ Trọng Nghĩa

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 695.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 7: Hiệu quả kinh doanh" được biên soạn giúp người học nắm được bản chất của hiệu quả kinh doanh; phân tích hiệu quả kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 7 - TS. Vũ Trọng Nghĩa Bài 7 HIỆU QUẢ KINH DOANH TS. Vũ Trọng Nghĩa Đại học Kinh tế quốc dân v1.0013105221 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Xác định hiệu quả kinh doanh của Café Bình Tiếp tục tình huống bài 6, giả định • Anh quyết định mở cửa hàng Café Bình; • Tổng vốn đầu tư (cho thủ tục, bàn ghế, cốc chén…): 120 triệu đồng; • Doanh thu hàng tháng là 22 triệu đồng; • Chi phí hàng tháng là 15 triệu đồng; • Anh Bình trực tiếp pha chế và không tính tiền thuê nhà vì anh cho rằng đó là nhà riêng không phải tính. Vợ và con gái anh đồng thời làm nhân viên phục vụ, anh không trả lương vì cho rằng người nhà, tất nhiên phải làm việc. Tiếp tục tình huống bài 6. • Lợi nhuận của anh Bình: A = 22 tr- 15 tr = 7 triệu đồng/ 1 tháng B = Ít hơn C = Nhiều hơn D = Không có Lý giải tại sao? • Hiệu quả kinh doanh là gì? Đánh giá hiệu quả kinh doanh của anh Bình. v1.0013105221 2 MỤC TIÊU Nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Qua bài học này, sinh viên sẽ hiểu rõ bản chất phạm trù hiệu quả và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả một cách chính xác; sau đó mới là phân tích kinh doanh và đưa ra các giải pháp phù hợp. Nhiệm vụ của sinh viên là nắm chắc được các vấn đề trên. v1.0013105221 3 NỘI DUNG Bản chất của hiệu quả kinh doanh Phân tích hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 4 1. BẢN CHẤT CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1. Khái lược 1.2. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 5 1.1. KHÁI LƯỢC 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Các loại hiệu quả 1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh v1.0013105221 6 1.1.1. KHÁI NIỆM Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô: • Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. • Hiệu quả là không lãng phí. Hiệu quả xét ở góc độ chung và doanh nghiệp: • Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. • Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị. • Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Công thức: H = K/C Trong đó:  H : Hiệu quả  K : Kết quả đạt được  C : hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó v1.0013105221 7 1.1.2. CÁC LOẠI HIỆU QUẢ 1.1.2.1. Hiệu quả xã hôi, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh 1.1.2.2. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh 1.1.2.3. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh trên từng lĩnh vực 1.1.2.4. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn v1.0013105221 8 1.1.2.1. HIỆU QUẢ XÃ HỘI, KINH TẾ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH • Thứ nhất, hiệu quả xã hội:  Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.  Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt:  Giải quyết công ăn, việc làm;  Xây dựng cơ sở hạ tầng;  Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động;  Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động;  Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường. v1.0013105221 9 1.1.2.1. HIỆU QUẢ XÃ HỘI, KINH TẾ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH • Thứ hai, hiệu quả kinh tế:  Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó.  Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế;  Tổng sản phẩm quốc nội;  Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;  Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở giác độ quản lý vĩ mô. v1.0013105221 10 1.1.2.1. HIỆU QUẢ XÃ HỘI, KINH TẾ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH • Thứ ba, hiệu quả kinh tế - xã hội  Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.  Các mục tiêu kinh tế - xã hội:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế;  Tổng sản phẩm quốc nội;  Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;  Giải quyết công ăn, việc làm…  Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô. • Thứ tư, hiệu quả kinh doanh:  Hiệu quả kinh doanh phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định.  Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh doanh. v1.0013105221 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: