Danh mục

Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng)

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.58 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng) cung cấp cho học viên những nội dung về: cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh; quản trị hoạt động thương mại; quản trị nhân lực; chính sách bán chịu của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng) BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH (Bài giảng Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh tháng 8/2019 MỤC LỤC Chương 1. Cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh……………………... ….. 1.1. Kinh doanh và doanh nghiệp………………………………………………… 1.1.1. Kinh doanh và môi trường kinh doanh………………………………….. 1.1.2. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp…………………………….… 1.1.3. Quản trị, quản lý, lãnh đạo và QTKD…………………………………... 1.2. Các quy luật trong QTKD………………………………………. …………. 1.3. Các nguyên tắc QTKD………………………………………………….…… 1.4. Các phương pháp QTKD…………………………………………………….. 1.5. Nghệ thuật QTKD…………………………………………………………… Chương 2. Quản trị hoạt động thương mại…………………………………… 2.1. Khái niệm về thương mại và các lĩnh vực thương mại dịch vụ……………… 2.1.1. Khái niệm về thương mại……………………………………………….. 2.1.2. Các lĩnh vực thương mại dịch vụ……………………………………….. 2.1.3. Nhận diện thị trường và đưa ra đối sách kinh doanh……………………. 2.2. Hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường…………………………. 2.2.1. Hoạt động thương mại và các đặc trưng của nó………………………… 2.2.2. Vai trò của hoạt động thương mại………………………………………. 2.2.3. Thương mại trong cơ chế thị trường…………………………………….. 2.3. Quảng cáo......................................................................................................... 2.4. Bán hàng........................................................................................................... Chương 3. Quản trị nhân lực………………………………………………….. 3.1. Khái niệm về quản trị nhân lực……………………………………………… 3.2. Quản trị lao động trong doanh nghiệp……………………………………….. 3.2.1. Khái niệm về lao động, tổ chức lao động……………………………….. 3.2.2. Tổ chức sản xuất, nơi làm việc, ca làm việc…………………………….. 3.3. Quản trị tiền lương trong doanh nghiệp……………………………………... 3.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương……………………………………. 3.3.2. Các nguyên tắc trả lương………………………………………………... 3.3.3. Chế độ cấp bậc tiền lương………………………………………………. 3.3.4. Các hình thức trả lương…………………………………………………. 3.3.5. Tiền thưởng……………………………………………………………... Chương 4. Chính sách bán chịu của doanh nghiệp…………………………… 4.1. Sự cần thiết của bán chịu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…………………………………………………………………………….. 4.2. Quản trị chính sách bán chịu………………………………………………… 4.2.1. Một số khái niệm liên quan……………………………………………... 4.2.2. Tiêu chuẩn bán chịu…………………………………………………….. 4.2.3. Điều khoản bán chịu……………………………………………………. 4.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu…………………………………………. 4.3. Đánh giá chính sách bán chịu của doanh nghiệp……………………………. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1. KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP 1.1.1. Kinh doanh và môi trường kinh doanh a. Khái niệm Kinh doanh Cã nhiÒu c¸ch hiÓu vµ diÔn ®¹t kh¸c nhau vÒ kinh doanh. Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: • Quản trị • Tiếp thị • Tài chính • Kế toán • Sản xuất • Bán hàng Ngoài ra còn có các khái niệm khác về kinh doanh như sau: - Kinh doanh là việc dùng công sức và tiền của để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường. - Kinh doanh là việc bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu lại một số vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đấy. - Theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60 ngày 29 tháng 11 năm 2005. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như tập đoàn, công ty nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất-buôn bán nhỏ kiểu hộ gia đình. Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng,... 2 Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi các đặc điểm chủ yếu sau: - Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là các cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp. - Kinh doanh phải gắn với thị trường. Thị trường và kinh doanh đi liền với nhau như hình với bóng - không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh. - Kinh doanh phải gắn với sự vận động của đồng vốn. Chủ thể kinh doanh không chỉ có vốn mà còn cần phải biết cách thực hiện vận động đồng vốn đó không ngừng. Nếu gạt bỏ nguồn gốc bóc lột trong công thức tư bản của C.Mác, có thể xem công thức này là công thức kinh doanh: T-H-SX…-H’-T’: Chủ thể kinh doanh dùng vốn của mình dưới hình thức tiền tệ (T) mua những tư liệu sản xuất (H) để sản xuất (SX) ra những hàng hoá (H’) theo nhu cầu của thị trường rồi đem những hàng hoá này bán cho khách hàng trên thị trường nhằm thu được số lượng tiền tệ lớn hơn số vốn đã bỏ ra (T’). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: