Danh mục

Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1

Số trang: 126      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.94 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (126 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Quản trị kinh doanh quốc tế" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về kinh doanh quốc tế; môi trường kinh doanh quốc tế; chiến lược kinh doanh quốc tế; tổ chức và kiểm soát hoạt động kinh doanh quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING –––––  ––––– BÀI GIẢNG QUẢN TRỊKINH DOANH QUỐC TẾ Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ1.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ1.2. TOÀN CẦU HÓA1.2.1. Khái niệm Toàn cầu hóa thị trường Là xu hướng chuyển dịch từ một hệ thống kinh tế mà trong đócác thị trường quốc gia là những chỉnh thể riêng biệt, bị cô lập bởicác hàng rào thương mại cũng như các cản ngại về không gian, thờigian và văn hóa để hướng tới một hệ thống mà các thị trường quốcgia hợp nhất thành 1 thị trường toàn cầu (Hill, 2020, pp. 25). Toàn cầu hóa sản xuất Toàn cầu hóa sản xuất là xu hướng của các doanh nghiệp riênglẻ tiến hành phân tán các bộ phận trong quy trình sản xuất của họtới nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu nhằm khai thác lợi thếdo sự khác biệt về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất (Hill,2020, pp. 26). Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệpkinh doanh quốc tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặctăng cường được chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm họ cungứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thịtrường toàn cầu được hiệu quả hơn.1.2.2. Đặc điểm của toàn cầu hóa(i) Quá trình toàn cầu hóa liên quan đến sự xuất hiện và nhân rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới này, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống.(ii) Các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới.(iii) Thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫnnhau giữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng.(iv) Toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về mặt văn hóa. Chẳng hạn, phim ảnh giúp phổ biến các giá trị văn hóa đại chúng của Hoa Kỳ hay Hàn Quốc, Ấn Độ ra khắp thế giới.(v) Quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm.1.2.3. Nội dung của toàn cầu hóa(i) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố(ii) Sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công.(iii) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu.(iv) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các doanh nghiệp xuyên quốc gia (TNCs – Transnational Corporations) và MNCs đến nền kinh tế thế giới.1.2.4. Động lực dẫn đến toàn cầu hóa 1.2.4.1 Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư trong các lĩnh vực Bao gồm dịch vụ, công nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia vàlãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu cùng với sự hình thành vàtăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chungvới cơ chế tổ chứcđể điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịchkinh tế quốc tế theohướng tự do hóa là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầuhóa. Hiện nay có nhiều quan điểm phản đối toàn cầu hóa và nghiêngvề chủ nghĩa dân tộc hay có xu hướng quayvề chủ nghĩa bảo hộ mậudịch nhằm giải quyết công ăn việc làm và phá vỡ thế thâm hụt cáncân thương mại trong quan hệ song phương,điển hình là Hoa Kỳ vàhọ đã chứng minh thuyết phục lập luận để rờibỏ TPP và ngay cả cânnhắc nên hay không nên rời WTO nhằm giảiquyết công ăn việc làmcho người dân.1.2.4.2 Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ Có tác động mạnh mẽ đến quá trình toàn cầu hóa, là động lựcquan trọngthúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học kỹthuật và côngnghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện phápkỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiệnđại, các lýthuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực đượcáp dụngvào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất laođộng, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chiphí thấp hơn, giá rẻ hơn, làm tiền đề thúc đẩy sự hình thành và pháttriển phâncông, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanhtheo ngànhnghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, trao đổiquốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng tăng.1.2.5. Các quan điểm ủng hộ và phản đối toàn cầu hóa 1.2.5.1 Quan điểm ủng hộ Quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năngmới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quảtrong sản xuất kinh doanh; mở rộng được thị trường quốc tế chohànghóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất; do vậy tăng khả năng tiêu thụ vàtiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanhtrên phạm vi toàn cầu. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất,cải thiện mức sống trên toàn thế giới nhờ tăng trưởng kinhtế và tăngcường khả năng mọi người dân trên thế giới được tiếp cậnvới hànghóa, dịch vụ đa dạng phong phú với giá cả và chi phí hợp lý hơn. 1.2.5.2 Quan điểm phản đối Toàn cầu hóa cũng kéo theo nhiều tác động khác, chẳng hạn như,người di cư có thể gây ra áp lực tiền lương đối với những công nhâncó tay nghề thấp ở các quốc gia mà họ đến. Bằng cách cho phépcácDN chuyển hoạt động sang các thị trường có mức lương thấp hơn,việc loại bỏ các rào cản thương mại có thể có tác dụng tương tựnhư tạo ra sức ép cạnh tranh và loại bỏ các DN nội địa tại chính quốc.Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư quốc tế dẫn đến các DN FDI tạosức épcho các DN nội địa về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý.Những yếu tố này đã góp phần làm tăng sự bất bình đẳng ở nhiềuquốcgia.1.3. TỔNG QUAN KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ1.3.1. Một số khái niệm  Kinh doanh quốc tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: