Danh mục

Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 3: Hoạch định công suất và năng suất của doanh nghiệp

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 3: Hoạch định công suất và năng suất của doanh nghiệp" tìm hiểu thực chất và phân loại năng lực sản xuất; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định năng lực sản xuất; các phương pháp hỗ trợ hoạch định năng lực sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 3: Hoạch định công suất và năng suất của doanh nghiệp Bài 3: Hoạch định công suất và năng suất của doanh nghiệp HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA BÀI 3 DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Quản trị tác nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu thực chất của công suất, nó được đo lường và đánh giá bằng những tiêu chỉ nào. Ý nghĩa của việc nghiên cứu công suất, làm thể nào để nâng cao hiệu quả sử dụng công suất của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Đồng thời, bài này cũng nghiên cứu về:  Thực chất và phân loại năng lực sản xuất;  Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định năng lực sản xuất;  Các phương pháp hỗ trợ hoạch định năng lực sản xuất. Mục tiêu  Giúp sinh viên nắm được những vấn đề cơ bản về công suất và hoạch định năng lực sản xuất trong doanh nghiệp;  Biết ứng dụng các phương pháp đã học trong hoạch định năng lực sản xuất;  Có khả năng đánh giá được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 33 Bài 3: Hoạch định công suất và năng suất của doanh nghiệp Tình huống dẫn nhập Hiệu bánh mỳ Sara James Hiệu bánh mỳ Sara James có một nhà máy sản xuất bánh cuộn ăn sáng Deluxe. Trong thời gian qua, người chủ của hiệu bánh này nhận ra rằng họ đã sản xuất quá nhiều trong khi lượng tiêu thụ bánh cuộn lại không cao. Từ đó, người chủ của doanh nghiệp muốn biết công suất của nhà máy nên là bao nhiêu là hợp lý. Và họ muốn hiểu hơn nữa về công suất của hiệu bánh, muốn biết nên có bao nhiêu máy làm bánh để đạt mức công suất đã hoạch định, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc quyết định công suất của hiệu bánh? 1. Tại sao hiệu bánh mỳ lại gặp phải những khó khăn này? 2. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc? 34 NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 Bài 3: Hoạch định công suất và năng suất của doanh nghiệp 3.1. Khái niệm, phân loại và nhân tố ảnh hưởng tới công suất 3.1.1. Khái niệm và phân loại công suất Công suất/năng lực sản xuất là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị, lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm...) trong điều kiện xác định. Công suất có thể tính cho một phân xưởng, một công đoạn sản xuất, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất. Trong trường hợp các bộ phận sản xuất sắp xếp theo quy trình công nghệ thì công suất được xác định ở khâu yếu nhất. Công suất là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lượng thiết bị, diện tích sản xuất, bố trí phân giao công việc cho nhân viên hợp lý, cải tiến quản lý... thì công suất có thể sẽ thay đổi. Đơn vị đo lường công suất khá đa dạng, đối với những doanh nghiệp chỉ sản suất một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm, công suất được tính đơn giản bằng cách đo lượng đầu ra. Ví dụ như số thuê bao điện thoại trong một tháng, số tấn than trong một ngày, số bom bia trong một quý. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm mà có tính chất không giống nhau, người ta có thể quy đổi về cùng một đơn vị chẳng hạn như tấn trên một giờ hay giờ công trên một tháng, sau đó tổng hợp lại thành mức công suất chung. Cũng cần chú ý rằng không nên sử dụng chỉ tiêu đo lường không mang tính ổn định theo thời gian, ví dụ như sử dụng tiền để đo công suất. Đối với một số loại dịch vụ người ta có thể đo công suất theo lượng đầu vào chẳng hạn như hãng hàng không sử dụng chỗ ghế còn trống trên một tháng, bệnh viện sử dụng đơn vị là giường bệnh sẵn sàng trong một tháng, sức chứa của một rạp chiếu bóng trong một buổi chiếu... Có nhiều loại công suất khác nhau. Sự phân loại và nghiên cứu đồng thời các loại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản trị, sử dụng công suất một cách toàn diện và có hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp.  Công suất thiết kế: là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế, các điều kiện đó có thể là: o Máy móc thiết bị hoạt động bình thường, không bị gián đoạn, không bị hỏng hóc hoặc bị mất điện; o Những yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ như nguyên liệu, nhiên liệu, lao động...; o Thời gian làm việc của doanh nghiệp hợp với chế độ làm việc theo quy định hiện hành. Đây là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất lớn nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được. Trong thực tế, đôi khi khó có thể đạt được công suất thiết kế. Tuy nhiên, nó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: