Thông tin tài liệu:
Chương 7 Nguồn tài trợ ngắn hạnnhằm trình bày về nguồn tài trợ tự do, nguồn tài trợ có thương lượng, tài trợ từ các khoản phải thu, thành phần của nguồn tài trợ ngắn hạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 7: Nguồn tài trợ ngắn hạn
Chương 7: Nguồn tài trợ
ngắn hạn
1
Nguồn tài trợ ngắn hạn
- Nguồn tài trợ tự do.
- Nguồn tài trợ có thương lượng.
- Tài trợ từ các khoản phải thu.
- Thành phần của nguồn tài trợ ngắn hạn.
2
Nguồn tài trợ ngắn hạn (tt)
Các loại tài trợ tự do
- Các khoản phải trả (Tín dụng thương mại từ
nhà cung cấp).
- Các khoản nợ tích lũy.
3
Nguồn tài trợ tự do
Tín dụng thương mại: Là hình thức tài trợ ngắn hạn
thông thường đối với mọi công ty.
Có 3 loại hình tín dụng thương mại:
1/ Tài khoản mở: Bên bán giao hàng cho bên
mua và gởi hóa đơn xác định hàng hoá, số
lượng đã gởi và các điều kiện bán hàng. Tín
dụng theo tài khoản mở xuất hiện trên bảng
cân đối kế toán dưới dạng các khoản phải trả.
4
Nguồn tài trợ tự do (tt)
2/ Phiếu hứa trả: Bên mua ký một phiếu nhận nợ
cho bên bán và sẽ thanh toán vào một ngày quy
định.
3/ Chấp nhận thương mại: Bên bán ký phát một
hối phiếu cho bên mua, ra lệnh cho bên mua phải
thanh toán vào một ngày nào đó trong tương lai.
5
Điều kiện bán hàng
- Không có tín dụng thương mại: Bên mua chấp
nhận nhận hàng trả tiền ngay hoặc trả tiền trước
khi giao hàng. Bên bán có thể gánh chịu rủi ro
về phí vận chuyển khi bên mua từ chối hàng đã
giao. Hoặc bên bán yêu cầu trả tiền trước.
- Thời hạn nợ ròng: Khi tín dụng được mở rộng,
bên bán sẽ quy định lại thời hạn nợ tối đa. “Net
30” có nghĩa là hoá đơn hay hối phiếu sẽ được
thanh toán trong vòng 30 ngày.
6
Nguồn tài trợ tự do
- Thời hạn chiết khấu và suất chiết khấu: Khi tín
dụng được mở rộng, bên mua sẽ được hưởng một
khoản chiết khấu trên giá trị mua hàng nếu trả
tiền trong một thời hạn nào đó.
Ví dụ minh họa: “2/10, net 30” có nghĩa là bên mua,
nếu thanh toán trong 10 ngày thì được hưởng
chiết khấu 2%; nếu không, bên mua sẽ trả chậm
nhất là 30 ngày.
7
Tín dụng thương mại là công cụ tài trợ
Các khoản phải trả là bao nhiêu, nếu công ty
mua hàng mỗi ngày là $1.000 với “net 30”?
$1.000 x 30 ngày = $30.000
Các khoản phải trả là bao nhiêu, nếu công ty
mua hàng mỗi ngày là $1.500 với “net 30”?
$1.500 x 30 ngày = $45.000
Các khoản phải trả tăng $15.000 từ hoạt động!
8
Chi phí tài trợ từ tín dụng thương mại
Chi phí lãi hàng năm là bao nhiêu với điều
kiện bán hàng là “2/10, net 30”. Nếu trả tiền
mua hàng sau 10 ngày?
Chi phí lãi hàng năm =
Suất chiết khấu 360 ngày
x
(1 - Suất chiết khấu) (Thời hạn ròng- thời hạn chiết khấu)
9
Chi phí tài trợ
Chi phí lãi hàng năm là bao nhiêu với điều kiện
bán hàng là “2/10, net 30”. Nếu trả tiền mua hàng
sau 10 ngày?
CP lãi hàng năm = 2% 360
X
(100% - 2%) (30 - 10)
= 36,7%
10
Trì hoãn thanh toán
- Trì hoãn việc thanh toán vượt mức thời hạn cho
phép là “kéo dài các khoản phải trả”.
- Chi phí có thể có của “kéo dài các khỏan phải
trả”.
- Bỏ qua chi phí chiết khấu (nếu có).
- Tiền phạt do thanh toán chậm.
- Sụt giảm về phân hạng tín dụng.
11
Các điểm lợi của tín dụng thương mại
Phải so sánh giữa việc bỏ qua chi phí chiết khấu
có thể có với các điểm lợi của tín dụng thương
mại.
- Sự thuận lợi và tính sẵn có của nguồn tài trợ từ
tín dụng thương mại.
- Tính linh hoạt của công cụ tài trợ này.
12
Ai gánh chịu chi phí sử dụng ngân
qũy của tín dụng thương mại?
- Nhà cung cấp: Khi chi phí tín dụng không thể
chuyển qua cho người mua vì có sự cạnh tranh
về giá và nhu cầu giảm.
- Người mua: Người bán có thể chuyển chi phí
qua cho người mua với giá bán cao hơn.
- Cả hai: Khi người bán có thể chuyển một phần
chi phí qua cho người mua.
13
Các khoản Nợ tích lũy
Nợ tích lũy: Là các chi phí phát sinh thường xuyên
nhưng chi trả định kỳ như: lương, các khoản
trích theo lương, thuế. Các chi phí này tăng theo
mức hoạt động của công ty.
- Lương: Lợi ích tích lũy không qua tiền mặt trực
tiếp. Nhưng chi phí hoạt động có thể tăng do tinh
thần và năng suất có thể giảm.
- Thuế: Lợi ích được tích lũy cho đến hạn nộp,
nhưng có thể bị phạt và gánh chịu lãi.
14
Tài trợ có thương lượng
Các hình thức tài trợ có thương lượng:
- Tín dụng trên thị trường tiền tệ:
+ Thương phiếu.
+ Hối phiếu chấp nhận của ngân hàng.
- Nợ không đảm bảo:
+ Hạn mức tín dụng.
+ Hợp đồng tín dụng tuần hoàn.
+ Vay theo thương vụ.
15
Thương phiếu
Là một phiếu hứa trả ngắn hạn không đảm bảo và có
thể chuyển nhượng, được phát hành bởi các công
ty lớn.
- Lợi: Rẻ hơn so với tín dụng ngân hàng.
Các đại lý thương phiếu đều yêu cầu bên vay
phải duy trì một hạn mức tín dụng để đảm bảo
các thương phiếu được chi trả.
16
Thương phiếu (tt)
Ngân hàng cung cấp thư tín dụng để lấy phí, do đó
đảm bảo cho các nhà đầu tư là các nghĩa vụ của
công ty sẽ được thanh toán.
Thư tín dụng (L/C): Là một sự bảo lãnh của pháp
nhân thứ ba (thường là NHTM) cho việc thanh
toán các nghĩa vụ của công ty ngay cả trong
những điều kiện bất trắc.
- Tốt cho những công ty có uy tín thấp hơn dễ tiếp
cận thương phiếu, với một chi phí sử dụng ngân
quỹ rẻ hơn.
17
Hối phiếu chấp nhận của ngân hàng
Là một phiếu hứa trả ngắn hạn trong lĩnh vực ngoại
thương. Được NHTM chấp nhận thanh toán theo
mệnh giá với thời hạn nhất định.
- Sử dụng thuận tiện trong lĩnh vực ...