Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 202.99 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn,... là những nội dung chính của chương 7 "Công cụ tài chính phái sinh" trong bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DNXD - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHƯƠNG 7: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Trong môn học “Tài chính doanh nghiệp xây dựng” ở chương trình đại học, chúng ta đã đề cập đến phân loại chứng khoán căn cứ vào tính chất huy động vốn. Theo cách phân loại này, có thể phân loại chứng khoán thành chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và các chứng khoán phái sinh. Một trong những phát triển đáng kể nhất của đổi mới tài chính trong thời gian gần đây là việc sử dụng các công cụ phái sinh ngày càng tăng. Các công cụ này đặt cược phụ trên lãi suất, hối suất, giá cả hàng hóa, v.v. Các doanh nghiệp không phát hành các công cụ tài chính phái sinh để huy động tiền, họ mua hay bán chúng để bảo vệ chống lại các thay đổi có hại trong nhiều yếu tố ngoại lai. Trên các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài hoạt động giao dịch các chứng khoán thông thường như các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, còn xuất hiện một số loại chứng khoán phái sinh khác như quyền mua cổ phần (Rights), chứng quyền (Warrants), hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn, v.v. Theo Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ, về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, chứng khoán phái sinh gồm: hợp đồng tương lai, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và các chứng khoán phái sinh khác (trích khoản 1 Điều 3). Chứng khoán phái sinh hình thành trên cơ sở các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nó không có vai trò tạo vốn cho nền kinh tế, nhưng nó làm cho thị trường chứng khoán giao dịch sôi động, làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó. 7.1. Quyền mua cổ phần (Rights) Trong kinh doanh, những công ty thành đạt thường có nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu thường bổ sung vốn để mở rộng kinh doanh. Nhưng khi phát hành cổ phiểu bổ sung sẽ ảnh hưởng đến quyền sở hữu đối với công ty của các cổ đông hiện hữu. Nghĩa là quyền sở hữu, quyền kiểm soát đối với công ty cổ đông hiện hành bị “pha loãng”. Để khắc phục nhược điểm này, công ty cổ phần đã cho phép các cổ đông hiện hành được hưởng quyền ưu tiên: quyền được mua trước cổ phiếu thường mới phát hành với giá thấp hơn giá thị trường và với số lượng tỷ lệ với số cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán của công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu thường bổ sung và được phát hành cho cổ đông hiện hành, sau đó chúng có thể được đem ra giao dịch. Mỗi cổ phần thường đang lưu hành được xác định có một quyền mua. Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phiếu thường mới sẽ được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành. Các công ty thường xác định số lượng quyền cần mua để mua một cổ phiếu mới như sau: Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh Page 85 BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DNXD - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Số lượng quyền cần để Số lượng cổ phiếu cũ đang lưu hành = mua một cổ phiếu mới Số lượng cổ phiếu mới phát hành Trong đó: Số lượng cổ phiếu Mức vốn cần huy động = mới phát hành Giá ghi bán một cổ phiếu Nếu các cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu mới, sẽ duy trì được tỷ lệ sở hữu đối với Công ty. Nếu không thực hiện quyền mua cổ phiếu mới thì họ có thể bán quyền đó trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền mua có thể tăng hoặc giảm trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc vào giá thị trường của cổ phiếu. Tham khảo Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định. (trích khoản 5 Điều 6 Văn bản hợp nhất Luật chứng khoán số 27/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013 của Văn phòng Quốc hội) 7.2. Chứng quyền (Warrants) Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, trong đó xác nhận quyền được mua một số cổ phiếu theo những điều kiện nhất định. Thông thường chứng quyền được phát hành cùng với đợt phát hành các trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu các chứng khoán này trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, một công ty có thể phát hành kết hợp giữa các trái phiếu và chứng quyền. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng quyền được phát hành nhằm giúp cho việc chào bán trái phiếu hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, một công ty có thể phát hành kết hợp giữa các trái phiếu và chứng quyền. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng quyền được phát hành nhằm giúp cho việc chào bán trái phiếu hấp dẫn hơn. Nếu công ty có chiều hướng phát triển tốt, thì chứng quyền sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Chứng quyền cho phép người nắm giữ được mua cổ phiếu thường mới một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Giá định trước trên chứng quyền cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường và chứng quyền có thời hạn dài hơn quyền mua cổ phần. Ví dụ: Công ty cổ phần X có cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường với giá 30.000 đồng mỗi cổ phiếu vào ngày 20 tháng 9 năm N, tại thời điểm này Công ty phát hành chứng quyền cho phép người sở hữu nó được quyền mua cổ phiếu thường với giá 35.000 đồng mỗi cổ phiếu vào bất cứ thời điểm nào cho đến ngày 31 tháng 12 năm N+1. Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh Page 86 BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DNXD - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Nếu công ty X có triển vọng phát triển tốt và công chúng cho rằng các cổ phiếu thường không chỉ đạt tới giá 35.000 đồng mỗi cổ phiếu vào năm N+1 mà còn có thể được mua bán trên mức giá đó thì chứng quyền sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứng quyền có thể được giao dịch tách biệt hoặc kèm với chứng khoán gốc của chứng quyền đó. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DNXD - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHƯƠNG 7: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Trong môn học “Tài chính doanh nghiệp xây dựng” ở chương trình đại học, chúng ta đã đề cập đến phân loại chứng khoán căn cứ vào tính chất huy động vốn. Theo cách phân loại này, có thể phân loại chứng khoán thành chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và các chứng khoán phái sinh. Một trong những phát triển đáng kể nhất của đổi mới tài chính trong thời gian gần đây là việc sử dụng các công cụ phái sinh ngày càng tăng. Các công cụ này đặt cược phụ trên lãi suất, hối suất, giá cả hàng hóa, v.v. Các doanh nghiệp không phát hành các công cụ tài chính phái sinh để huy động tiền, họ mua hay bán chúng để bảo vệ chống lại các thay đổi có hại trong nhiều yếu tố ngoại lai. Trên các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài hoạt động giao dịch các chứng khoán thông thường như các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, còn xuất hiện một số loại chứng khoán phái sinh khác như quyền mua cổ phần (Rights), chứng quyền (Warrants), hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn, v.v. Theo Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ, về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, chứng khoán phái sinh gồm: hợp đồng tương lai, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và các chứng khoán phái sinh khác (trích khoản 1 Điều 3). Chứng khoán phái sinh hình thành trên cơ sở các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nó không có vai trò tạo vốn cho nền kinh tế, nhưng nó làm cho thị trường chứng khoán giao dịch sôi động, làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó. 7.1. Quyền mua cổ phần (Rights) Trong kinh doanh, những công ty thành đạt thường có nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu thường bổ sung vốn để mở rộng kinh doanh. Nhưng khi phát hành cổ phiểu bổ sung sẽ ảnh hưởng đến quyền sở hữu đối với công ty của các cổ đông hiện hữu. Nghĩa là quyền sở hữu, quyền kiểm soát đối với công ty cổ đông hiện hành bị “pha loãng”. Để khắc phục nhược điểm này, công ty cổ phần đã cho phép các cổ đông hiện hành được hưởng quyền ưu tiên: quyền được mua trước cổ phiếu thường mới phát hành với giá thấp hơn giá thị trường và với số lượng tỷ lệ với số cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán của công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu thường bổ sung và được phát hành cho cổ đông hiện hành, sau đó chúng có thể được đem ra giao dịch. Mỗi cổ phần thường đang lưu hành được xác định có một quyền mua. Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phiếu thường mới sẽ được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành. Các công ty thường xác định số lượng quyền cần mua để mua một cổ phiếu mới như sau: Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh Page 85 BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DNXD - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Số lượng quyền cần để Số lượng cổ phiếu cũ đang lưu hành = mua một cổ phiếu mới Số lượng cổ phiếu mới phát hành Trong đó: Số lượng cổ phiếu Mức vốn cần huy động = mới phát hành Giá ghi bán một cổ phiếu Nếu các cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu mới, sẽ duy trì được tỷ lệ sở hữu đối với Công ty. Nếu không thực hiện quyền mua cổ phiếu mới thì họ có thể bán quyền đó trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền mua có thể tăng hoặc giảm trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc vào giá thị trường của cổ phiếu. Tham khảo Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định. (trích khoản 5 Điều 6 Văn bản hợp nhất Luật chứng khoán số 27/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013 của Văn phòng Quốc hội) 7.2. Chứng quyền (Warrants) Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, trong đó xác nhận quyền được mua một số cổ phiếu theo những điều kiện nhất định. Thông thường chứng quyền được phát hành cùng với đợt phát hành các trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu các chứng khoán này trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, một công ty có thể phát hành kết hợp giữa các trái phiếu và chứng quyền. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng quyền được phát hành nhằm giúp cho việc chào bán trái phiếu hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, một công ty có thể phát hành kết hợp giữa các trái phiếu và chứng quyền. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng quyền được phát hành nhằm giúp cho việc chào bán trái phiếu hấp dẫn hơn. Nếu công ty có chiều hướng phát triển tốt, thì chứng quyền sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Chứng quyền cho phép người nắm giữ được mua cổ phiếu thường mới một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Giá định trước trên chứng quyền cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường và chứng quyền có thời hạn dài hơn quyền mua cổ phần. Ví dụ: Công ty cổ phần X có cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường với giá 30.000 đồng mỗi cổ phiếu vào ngày 20 tháng 9 năm N, tại thời điểm này Công ty phát hành chứng quyền cho phép người sở hữu nó được quyền mua cổ phiếu thường với giá 35.000 đồng mỗi cổ phiếu vào bất cứ thời điểm nào cho đến ngày 31 tháng 12 năm N+1. Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh Page 86 BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DNXD - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Nếu công ty X có triển vọng phát triển tốt và công chúng cho rằng các cổ phiếu thường không chỉ đạt tới giá 35.000 đồng mỗi cổ phiếu vào năm N+1 mà còn có thể được mua bán trên mức giá đó thì chứng quyền sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứng quyền có thể được giao dịch tách biệt hoặc kèm với chứng khoán gốc của chứng quyền đó. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp Công cụ tài chính phái sinh Quản trị tài chính Công cụ tài chính Quyền mua cổ phầnGợi ý tài liệu liên quan:
-
18 trang 458 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 429 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 417 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 367 10 0 -
3 trang 289 0 0
-
293 trang 284 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - TS.Phạm Thanh Bình
203 trang 211 0 0 -
26 trang 200 0 0
-
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 166 0 0 -
10 sai lầm trong quản trị tài chính khiến doanh nghiệp 'bại liệt', bạn đã biết chưa?
5 trang 165 0 0