Danh mục

10 sai lầm trong quản trị tài chính khiến doanh nghiệp 'bại liệt', bạn đã biết chưa?

Số trang: 5      Loại file: docx      Dung lượng: 16.66 KB      Lượt xem: 162      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thất bại của một doanh nghiệp. Đó có thể là do sự thiếu quan tâm của người tiêu dùng, hay một chiến dịch tiếp thị thất bại của các doanh nghiệp,… Mặc dù vậy, một trong những yếu tố góp phần làm doanh nghiệp của bạn bị thất bại là vấn đề quản lý tài chính của doanh nghiệp không rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, những sai lầm tài chính dẫn đến những thất bại thảm hại cho doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý đánh giá thấp chi phí thực sự khi bắt đầu khởi nghiệp do đó mà họ thường mắc phải những sai lầm. Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 sai lầm trong quản trị tài chính khiến doanh nghiệp “bại liệt”, bạn đã biết chưa? 10 SAI LẦM TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KHIẾN  DOANH NGHIỆP “BẠI LIỆT”, BẠN ĐàBIẾT CHƯA? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thất bại của một doanh nghiệp. Đó có thể  là do sự thiếu quan   tâm của người tiêu dùng, hay một chiến dịch tiếp thị thất bại của các doanh nghiệp,… Mặc   dù vậy, một trong những yếu tố góp phần làm doanh nghiệp của bạn bị  thất bại là vấn đề  quản lý tài chính của doanh nghiệp không rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, những sai lầm tài chính dẫn đến những thất bại thảm hại cho  doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý đánh giá thấp chi phí thực sự khi bắt đầu khởi nghiệp do đó   mà họ thường mắc phải những sai lầm. Dưới đây là 10 sai lầm phổ  biến trong quản lý tài chính mà các doanh nghiệp thường gặp  phải. 1. Không có đủ dự trữ tiền mặt Các nhà quản lý cần biết rằng họ  cần có một khoản tiền mặt dự  trữ  để  đầu tư  trong quá   trình thiết lập các hoạt động kinh doanh. Ngay cả  khi hoạt động kinh doanh của bạn mang   lại lợi nhuận một cách nhanh chóng thì việc để riêng một khoản tiền là quan trọng. Nhiều hoạt động kinh doanh sẽ phải mất một vài quý mới có thể có được thu nhập ổn định,   duy trì hoạt động của công ty. Đừng chủ quan và tự đánh lừa mình rằng cứ làm đi, tiền và lợi   nhuận sẽ về. 2. Quá phụ thuộc vào các khoản vay tín dụng Nhiều chủ  doanh nghiệp sử  dụng các khoản vay để  tồn tại trong giai đoạn đầu của kinh   doanh, nhưng bạn có chắc là chỉ  vay trong giai đoạn đầu, thậm chí là không thể  trả  được ở  các giai đoạn trước. Vay tín dụng thường có lãi suất cao, phải trả  phí hàng năm, nếu bạn   không có một kế hoạch vay hợp lý hoặc mục tiêu rõ ràng thì bạn rất dễ  mắc phải “ lãi mẹ  đẻ lãi con” dẫn đến phá sản. 3. Lẫn lộn giữa tài chính cá nhân và tài chính công ty. Nếu bạn là một nhà quản lý tài chính doanh nghiệp của chính mình, bạn cần có sự phân biệt   rạch ròi giữa hai khoản này. Mặc dù, trong nhiều trường hợp, tài chính cá nhân và tài chính  doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhau rất tốt nhưng trên thực tế đó là 2 khoản riêng biệt. Việc bạn tách bạch được 2 khoản này sẽ giúp bạn chủ động hơn, hỗ trỡ trong việc xác định   lợi nhuận thực tế hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp của mình dễ dàng hơn. 4. Lấy tài chính cá nhân để bù lỗ Trong giai đoạn đầu, vấn đề  tài chính luôn làm bạn lo lắng, nhiều khoản thua lỗ khiến chủ  doanh nghiệp lấy tài chính cá nhân ra để bù lỗ và tiếp tục đầu tư. Việc làm này, trong nhiều  trường hợp bạn phải xử lý tốt, biết cách cân đối giải quyết cho khéo, nếu không bạn sẽ mất   “cả chì lẫn chài”. 5. Không có hệ thống thu chi rõ ràng Không có một hệ  thống thu chi rõ ràng chắn chắn sẽ làm cho vấn đề  quản lý tài chính của  bạn gặp nhiều khó khăn “lãi không biết, lỗ cũng không”. Thực hiện các khoản thu chi rõ ràng   theo quy trình, in các khoản bạn đã thanh toán trên các hóa đơn có dấu của công ty. Hãy giải  quyết kịp thời các khoản phát sinh không mang lại hiệu quả,… Đây là một trong những cách   tốt nhất để minh bạch các khoản thu chi khi bạn quản lý doanh nghiệp. 6. Cường điệu trong những tính toán và lời hứa tài chính Các nhà đầu tư đôi lúc bị lừa phỉnh bởi những con số “đẹp như mơ”, nhưng cuối cùng, công  ty mà họ  góp vốn lại suy sụp đáng kể. Tuy những tính toán tài chính cùng các dự  đoán lợi   nhuận sẽ thu hút các nguồn vốn huy động, nhưng khi tiền bạc thật sự đổ  vào, bạn vẫn cần   có sẵn trong tay một kế hoạch sinh lời thật thuyết phục, có tính thực tế cho một vài năm kinh   doanh tiếp theo. Bên cạnh đó, nếu bạn quyết định tìm kiếm một khoản vay mới, hãy thẳng thắn nói ra tình  hình tài chính của các hoạt động kinh doanh. Bởi khi bạn bóp méo các khoản nợ để có được   khoản vay mới, thì theo các quy định pháp luật, bạn đã có hành vi gian lận tài chính. Điều này  khiến bạn sẽ  phải chịu trách nhiệm pháp lý về  các khoản nợ, thậm chí ngay cả  khi bạn bị  phá sản. Có thể thấy rằng, khi dính líu đến những đồng tiền vay mượn, các khoản nợ có thể  ám ảnh bạn trong nhiều năm. 7. Bỏ qua những nhu cầu tài chính trước mắt Nói cách khác, nếu kế hoạch của bạn cho thấy bạn cần 50.000 USD để đưa sản phẩm ra thị  trường, thì đừng yêu cầu chỉ có 30.000 USD. Các ngân hàng và nhà đầu tư tiềm năng sẽ băn   khoăn về việc tại sao họ nên đầu tư tiền bạc vào dự án kinh doanh của bạn, liệu nó có thất  bại không, nếu chỉ  đầu tư  30.000 USD mà không phải là 50.000 USD? Đây là bài học đáng   buồn rút ra từ “cuộc khủng hoảng dotcom”. Các công ty đã lâm vào tình trạng lao đao sau khi tiêu hết những khoản tiền đầu tư  ban đầu  mà vẫn chưa kịp làm cho chúng sinh lời, và sau đó họ  buộc phải đầu hàng. Các nhà đầu tư  ngày nay đã trở  nên khôn ngoan hơn và họ sẵn sàng bỏ 50.000 USD cho một kế hoạch kinh   doanh triển vọng thật sự, chứ không chấp nhận cầm 30.000 USD ném qua cửa sổ. Đối với những cầu tài chính trước mắt, khi nhận ra rằng bạn không có đủ tiền để thanh toán   các hóa đơn đến hạn, hãy giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi   phí xuống mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những  nhu cầu cấp thiết của bạn. Lên danh sách những khoản tiền người khác nợ  bạn và đòi về  càng nhiều càng tốt. Từ  số  tiền này, bạn hãy  ưu tiên thanh toán những khoản cần thiết như  thuế  là các chi phí quan   trọng, và bạn có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ  lớn. 8. Cho rằng các khoản doanh thu và lợi nhuận hiện tại là biểu hiện của tình hình tài  chính vững mạnh Trong mỗi một giao dịch kinh doanh luôn có một khoảng thời gian chậm trễ giữa thời điểm  hoàn tất giao dịch với thời điểm thanh toán đầy đủ  tiền bạc. Đây là một sự  thật trong kinh   doanh, song nó sẽ  không phải là vấn đề  quá lớn nếu bạn chuẩn bị  kỹ  lưỡng. Đáng tiếc là  nhiều công ty đã không dự liệu trước điều này và họ  lập tức vấp phải các vấn đề  tài chính  nghiêm trọng, khi họ vội tiêu ngay những đồng tiền mà họ còn chưa có được. Có lẽ rắc rối lớn nhất là trong rất nhi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: