Mời các bạn cùng tìm hiểu các bài học chuẩn bị đất và choái trồng tiêu; trồng mới hồ tiêu; kỹ thuật chăm sóc tiêu kiến thiết cơ bản;… được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Quy trình kỹ thuật trồng tiêu". Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quy trình kỹ thuật trồng tiêu QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU BÀI 1 CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ CHOÁI TRỒNG TIÊUA. ĐẤT TRỒNG TIÊU:1. Chọn đất trồng tiêu:Cây tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơbản sau:- Đất dể thoát nước, không úng ngập, có độ dốc < 10O ;- Tầng đất canh tác dày, mạch nước ngầm > 1,5 mét;- Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.- Độ chua ( pH ) từ 5 - 6,5 nếu đất chua hơn thì dùng vôi để cải tạo.* Ngoài ra có thể trồng trên một số loại đất không đạt cả 4 yêu cầu trên thì người trồngHồ tiêu phải có đầu tư nhiều hơn, năng suất thấp hơn nhưng vẫn có hiệu quả kinh tế. 2. Làm đất :- Cày sâu 2 lần, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, chia thành diện tích lớn, nhỏ tùy theo địa hình(nếu khai hoang trồng mới hoàn toàn và diện tích rộng dùng cày được).- Cày, cuốc sâu 20-30cm diện tích trong vườn (nếu cải tạo vườn tạp)- Đất dốc thì thiết kế hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn. Hình 1: Tiêu trồng trên đất Bazan Hình 2: Tiêu trồng trênđất lẫn đáB. CHOÁI TIÊU ( TRỤ CHO TIÊU LEO):1. Các loại cây dùng làm choái :+ Choái sống: Gồm các loại cây như: Mức, Mít, Núc nác, Mò cua(Hoa sữa), Ươi, Vôngkhông gai... nhưng trọng tâm là Mức, Mít, Núc nác.Các loại cây trên có đường kính từ 7 cm trở lên, chiều cao trên 3m là trồng tiêu được.+ Choái chết: Là các loại gỗ lỏi khô không bị mối mọt để dùng được lâu dài. Nên trồngchoái chết xen với choái sống để hạn chế lá tiêu bị cháy nắng vào mùa hè.+ Ngoài ra cũng có thể dùng gạch xây trụ cho tiêu leo (chi phí cao). Tuyệt đối khôngdùng trụ bê tông để trồng tiêu (không phù hợp với khí hậu vùng Bình Trị Thiên)3: Cây gỗ lỏi dùng làm trụ tiêu H 4: Cây rừng(chủ yếu là cây ươi) làm choái sống trồng tiêu2. Thiết kế và mật độ trồng :+ Đất bằng phẳng thiết kế theo hàng thẳng hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng củagió mùa Đông Bắc và gió Lào.+ Đất dốc thiết kế hàng theo đường đồng mức, cây trồng so le (theo hình nanh sấu) để tậndụng ánh sáng và chống sói mòn.+ Mật độ: Hàng x Hàng = 2,5 m; Cây x Cây = 2,5 m.Đảm bảo 1 cây là 6,25 m2 tương đương 1 ha là 1600 cây, đây là mật độ cho hiệu quả kinhtế cao. Ngoài ra có thể thiết kế theo mật độ Hàng x Hàng = 3m, Cây x Cây = 2 -2,5 m.(Thực hiện nguyên tắc đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày)Đối với cải tạo vườn tạp đã có cây làm choái sẵn trong vườn, không nhất thiết phải thiếtkế theo hàng, những nơi có cây choái dày quá thì chặt bớt, nơi thưa thì trồng dặm thêmđảm bảo 1 cây có diện tích từ 6-6,5 m2. 3. Thời vụ và kỹ thuật trồng choái:a. Thời vụ:Thông thường thời vụ trồng choái vào tháng 9-10 hàng năm khi vào đầu mùa mưa, đất đãẩm. (Tuỳ theo diều kiện khí hậu từng vùng mà có thể trồng sớm hoặc muộn hơn)b. Kỹ thuật trồng:Theo kinh nghiệm đúc rút nhiều năm trong việc trồng choái có tỷ lệ sống cao chúng tacần tiến hành như sau:- Cây choái sau khi đào bứng ở rừng về nên để nằm trên mặt đất và dùng rơm rạ hoặc lácây che mát 1 ngày sau đó mới trồng để vết thương trên rể khi chặt, đào khô lại khôngcho nước và dịch trong cây chảy ra đất.- Cách hố trồng tiêu 15-20 cm, đào hố trồng choái, hố sâu 50- 55 cm cho hổn hợp phânchuồng + đất + 100 gam phân lân xuống chiếm 2/3 hố sau đó đổ 8-10 lít nước xuống,dùng cuốc đảo cho đất nhảo sền sệt, tiếp theo dựng cây choái xuống hố rồi lùa đất lấp đầyhố. Dùng 3 cây nhỏ chống giữ để cây choái đứng thẳng.Chú ý: Nếu trời nắng nóng nên lấy rơm rạ, lá chuối khô bó quanh cây choái để tránh bịtáp nắng.C. ĐÀO HỐ TIÊU:1. Thời vụ đào:Thường đào vào tháng 7 và đầu tháng 8 hàng năm để phơi ải đất nhằm diệt các mầm sâubệnh có trong đất.2. Quy cách và kỹ thuật đào:- Quy cách: Dài 60cm x Rộng 60cm x Sâu 60cm .- Tốt nhất đào hố trồng triêu về phía Nam cây choái (để tránh gió Lào và thuận lợi trongche nắng). Lớp đất mặt đào lên để riêng 1 bên,lớp đất phía dưới để 1 bên. (để khi trồngtiêu lấy lớp đất mặt lấp hố) 20 cm a) H 5+6: Đào hố đúng kích thước và cách gốc choái 20cmHình 7: Cây Núc Nác làm choái sống Hình 7: Cây Núc Nác con ươm làm choáisống BÀI 2 TRỒNG MỚI HỒ TIÊU1. Đảo phân lấp hố :a. Xử lý vôi :Cho 0,5 kg vôi nông nghiệp /1 hố đã đào, rãi vôi đều dưới đáy và đất xung quanh hố.b. Đảo phân lấp hố:Dùng cuốc 3 răng phá vỡ thành hố lấp đất 1/3 chiều sâu của hố.Lấy 20 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg lân trộn đều với đất trên miệng hố sau đó kéo lấpxuống hố, lấp đầy ngang mặt đất, giữa hố rôm hình lưng rùa;+ Thời vụ đảo trộn trong tháng 8. H 1: Hố đào chưa đảo phân H 2: Sau khi đảo phân xong 2. Chuẩn bị rác tủ gốc và túp che :+ Rác tủ gốc gồm các loại rơm rạ, cỏ tranh, lách, lá mía khô, lá cây rừng...+ Làm túp che nắng: thông thường kẹp cây xương xỉ (cây vọt) thành tấm rộng khoảng0,8 đến 1m2 để che. 3. Thời vụ trồng tiêu :- Chín vụ: Thường từ 10/9 đến 15/11 hàng năm vào ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.- Ngoài ra có thể trồng tiêu vào tháng 2-3 hàng năm ở những vùng chủ động nước tưới(thời vụ này áp dụng cho trồng dặm) 4. Kỹ thuật trồng tiêu :a. Trồng bằng bầu ươm:Thao tác: Trên hố đã trộn phân sẵn, cuốc 1 lỗ cách gốc cây choái 25 cm, sâu 30 cm,rộng 40 cm. Dùng dao sắc cắt đáy và rạch thân bầu, bóc bỏ bao nilon, đặt bầu nhẹ xuốnghố sao cho bầu tiêu thấp hơn mặt đất khoảng 5 cm, dùng tay lùa hổn hợp đất phân émchặt.Số bầu trồng từ 2-3 bầu/hố đảm bảo có 4-5 mầm tiêu/hố.Đặt bầu hơi nghiêng khoảng 600 về phía choái để các mầm tiêu hướng về gốc choái.b. Trồng bằng dây ươm trên luống :* Điều kiện trồng: Trời âm u, mát mẽ, ẩm độ không khí cao, tốt nhất là có mưa nhỏ, mưaphùn (vì dây tiêu ươm khi đào lên không có đất bám ở rể như tiêu bầu)- Đà ...