Danh mục

Bài giảng Răn cắn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.61 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong Bài giảng Răn cắn, người học có thể phân biệt rắn độc và rắn không độc; trình bày được triệu chứng lâm sàng của rắn độc cắn; xử trí đúng trường hợp rắn độc cắn: tại hiện trường và tại bệnh viện. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Răn cắn RẮN CẮN* Mục tiêu 1. Phân biệt rắn độc và rắn không độc. 2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của rắn độc cắn. 3. Xử trí đúng trường hợp rắn độc cắn: tại hiện trường và tại bệnh viện.* Nội dung1. Dịch tễ học Rắn độc cắn là tai nạn khá thường gặp ở trẻ em, thường là do vô tình nạn nhânđạp lên mình rắn, trong đêm hoặc trong lòng đất. Thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1TP Hồ Chí Minh cho thấy, rắn độc cắn chiếm khoảng 1/3 trường hợp do côn trùng cắnnhập viện. Ở nước ta, các đối tượng thường bị rắn độc cắn là nông dân trồng lúa, công nhânđồn điền (cao su, cà phê), thợ săn bắt, người nuôi rắn. Đa số trường hợp rắn độc cắn làdo rắn hổ (Tây Nam bộ), rắn lục (Đông Nam bộ), rắn hổ mèo (Bà Rịa-Vũng Tàu, ĐồngNai, Bình Thuận).2. Các loại rắn Rắn thuộc lớp bò sát không chân, khoảng 2700 loài, trong đó có 410 loài rắnđộc. Nước ta có khoảng 140 loài rắn, trong đó có khoảng 18 loài rắn độc ở đất liền và13 loài rắn độc ở biển.2.1. Họ rắn lục Sống trên bờ bụi như lục cườm, lục xanh, lục tím. Sống dưới đất như chàm quạp (còn gọi là lục Mã Lai, rất phổ biến ở Đông NamBộ, thừơng hoạt động vào ban đêm, rất độc), lục Russel (thường gây xuất huyết trầmtrọng).2.2. Họ rắn hổ Rắn hổ mang chúa: độc nhất. Rắn hổ mang (rắn hổ đất). Rắn cạp nong (rắn mai gầm). Rắn cạp nia.2.3. Họ rắn biển Còn gọi là “con đẻn” có đuôi dẹp như mái chèo, sống ở biển và một số cửasông. Nọc độc tác dụng lên hệ thần kinh như rắn hổ (bị tê chứ không đau, không chảymáu và gây tử vong 50%).2.4. Họ rắn nước Rắn nước / Rắn bông súng. Rắn roi, có mọc độc ở sâu trong miệng nên cắn ít khi trúng da thịt hoặc trúngcũng ít nọc độc nên xem như không độc (rắn mỏ nhọn, rắn rồng, rắn ráo, rắn hổ ngựa,rắn hổ trâu).2.5. Họ trăn Với khoảng 70 loài, gồm 3 nhóm: trăn Boa (Nam Mỹ), trăn Python, trăn nướcAnaconda.2.6. Nhóm rắn không độc Gồm các loài trăn, rắn lửa (rắn học trò), rắn nước ngọt.3. Nhận diện các loại rắn độc Không có một qui luật đơn giản nào nhận diện rắn nào là rắn độc, rắn nào khôngđộc. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số tính chất sau đây để phân biệt là rắnđộc hay không độc.3.1. Rắn độc Thường có màu sắc sặc sỡ hơn rắn không độc. Đầu hình tam giác, phủ bằng các vảy nhỏ, phân biệt rõ rệt với thân mình, có hốmá ở 2 bên đầu-giữa mắt và mũi. Mặt bên đầu thiếu vảy má, vảy trước tiếp xúc với vảy mũi. Vảy đuôi đơn. Có 2 móc độc dài, phân biệt rõ với răng, mỗi móc độc có 1 ống độc hoặc rãnhnọc → nọc độc có thể đưa sâu vào mô con mồi. Riêng rắn hổ, có thể phóng nọc thànhđám bụi trực tiếp vào mắt con mồi → gây độc.3.2. Rắn lành Không có móc độc. Sau 2 giờ, nơi cắn không sưng phù, xuất huyết hay hoại tử. Sau 6 giờ, không có các triệu chứng toàn thân: xuất huyết hay thần kinh.4. Thành phần nọc rắn Nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là các men và độc tốpolypeptides → triệu chứng lâm sàng. Bảng 1: Tóm tắt thành phần và tác dụng của nọc rắnLoại nọc Thành phần Tác dụngMen tiền đông Kích hoạt các bước khác nhau của quá trình đông cầm máu, hình thành sợi tơ huyết ↔ hệ tiêu huyết cơ thể bẻ gãy → không đông.Chất gây chảy máu Zinc metaloproteinase Tổn thương nội mô thành mao mạch → chảy máu toàn thân tự phát.Độc tố tế bào, hoại tử Proteolytic enzymes Tăng tính thấm → phù nề cục bộ. Phospholipase A2 Huỷ hoại màng tế bào và mô.Độc tố tiền synapse Phospholipase A2 Tổn thương tận cùng thần kinh, nơithần kinh dẫn truyền acetylcholine vừa được giải phóng, can thiệp vào quá trình giải phóng acetylchilone.Độc tố hậu synapse Polypeptides Tranh chấp thụ thể thần kinh tại tấmthần kinh động thần kinh-cơ → liệt cơ.5. Lâm sàng5.1. Triệu chứng và dấu hiệu rắn cắn Khi không bị chích nọc độc Tổng trạng thường tốt, đôi khi có triệu chứng của sợ hãi (khó thở, cảm giác kimđâm đầu ngón tay-ngón chân, co giật, chóng mặt, chậm nhịp tim, sốc) hoặc triệu chứngdo sơ cứu/điều trị sai lầm (garrot quá chặt gây đau, phù nề, hoại tử; nhỏ dịch thực vậtvào mắt gây viêm kết mạc; đổ dầu vào đường hô hấp gây viêm phổi; cắt rạch khôngđúng gây nhiễm trùng, xuất huyết, hoại tử). Khi nọc độc đã chích vào cơ thể Đau ngay tức khắc do móc độc cắm vào mô (tăng nhịp mạch tại vết cắn, phù nềtại chổ → xung quanh, sưng hạch bạch huyết, cảm ...

Tài liệu được xem nhiều: