Danh mục

Bài giảng Siêu âm trong chấn thương - BSCKI. Bùi Phú Quang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.52 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Siêu âm trong chấn thương - B. CKI Bùi Phú Quang với mục tiêu giới thiệu khả năng cũng như giới hạn của siêu âm trong chẩn đoán các tổn thương do chấn thương. Giúp bác sĩ lâm sàng sử dụng một cách tối ưu siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi tổn thương của các cơ quan do chấn thương. Tóm lược dấu hiệu chẩn đoán siêu âm của các tổn thương thường gặp trong chấn thương. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Siêu âm trong chấn thương - BSCKI. Bùi Phú Quang SIÊU ÂM TRONG CHẤN THƯƠNG BSCKI. Bùi Phú Quang*. Giới thiệu: Chấn thương là một tình trạng bệnh lý thường gặp tại các đơn vị y tế từ tuyếncơ sở đến các tuyến trên. Việc chẩn đoán sớm, chính xác góp phần quan trọngtrong điều trị cũng như cải thiện tiên lượng bệnh nhân. Siêu âm chẩn đoán là một kỹ thuật không xâm lấn, an toàn, thuận tiện, có thểthực hiện nhiều lần giúp chẩn đoán và theo dõi các tổn thương. Máy siêu âm hiện nay là phổ biến tại các cơ sở y tế. Siêu âm tương đối rẻ tiềnnên có thể áp dụng rộng rãi. Siêu âm chẩn đoán các bệnh lý do chấn thương hữu ích cho chẩn đoán, theodõi bệnh nhân, cũng như chỉ định điều trị, can thiệp phẫu thuật đối với bệnh nhân.*. Mục tiêu:- Giới thiệu khả năng cũng như giới hạn của siêu âm trong chẩn đoán các tổn thương do chấn thương. Giúp bác sĩ lâm sàng sử dụng một cách tối ưu siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi tổn thương của các cơ quan do chấn thương.- Tóm lược dấu hiệu chẩn đoán siêu âm của các tổn thương thường gặp trong chấn thương.*. Nội dung:1. Siêu âm trong chấn thương bụng Siêu âm có độ nhạy cao trong việc chẩn đoán và phân loại tổn thương dochấn thương của các tạng trong ổ bụng mà đặc biệt là 2 tạng đặc là gan và lách.Siêu âm có khả năng phát hiện dịch trong ổ bụng dù với một lượng ít.1.1 Chấn thương lách Siêu âm rất hữu ích và có độ chính xác cao trong chẩn đoán của các khối máutụ dưới bao và quanh lách. Mặc dù đây cũng là lĩnh vực chụp CT đã tỏ ra đặc biệthữu dụng. Tuy nhiên bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, CT thường không thểsẵn sàng để thực hiện ngay, siêu âm là chỉ định hợp lý. Siêu âm cũng thường đượcsử dụng cho việc theo dõi tiến triển các thương tổn. Các tổn thương: - Khối máu tụ trong nhu mô lách: Thương tổn này hình thành do tác động của lực chấn thương làm xé rách nhu mô và thương tổn mạch máu mà không thương tổn tới bao lách. Hình ảnh siêu âm của khối máu tụ trong nhu mô cũng như các dạng tổn thương khác của bệnh lý chấn thương thay đổi theo thời gian. Khối máu tụ trong nhu mô lách lúc mới hình thành cho hình ảnh khối choán chỗ giới hạn ít rõ, độ hồi âm giảm nhẹ so với độ hồi âm của nhu mô lách, chính hình ảnh đồng hồi âm này và nhất là kích thước ổ lại nhỏ khiến 1 tổn thương có thể bị sót trên siêu âm. Theo thời gian sẽ xảy ra quá trình đông máu và tổ chức hóa, khối máu tụ trong nhu mô trở nên gia tăng độ hồi âm hơn nhu mô lách, sau đó do diễn tiến hấp thu dần và phân hủy các thành phần hữu hình thì khối máu tụ trở nên dịch hóa, không tạo hồi âm kèm xuất hiện những dải vách hóa tăng hồi âm do quá trình fibrin hóa để lại. - Dập nhu mô lách : hình ảnh siêu âm cho thấy vùng thương tổn có giới hạn ít rõ và hồi âm không đồng dạng, thường nổi bật là hình ảnh tăng hồi âm. - Khối máu tụ dưới bao: khối máu tụ có thể làm giảm hay mất độ lồi giải phẫu bề mặt nhu mô lách, thậm chí làm lõm bề mặt nhu mô lách, đặc điểm này dùng phân biệt với tụ dịch bên ngoài lách. Diễn tiến độ hồi âm của khối máu tụ dưới bao cũng tương tự như với khối máu tụ trong nhu mô. - Rách bao lách và nhu mô lách: thương tổn làm gián đoạn bao lách và xé rách vào trong nhu mô lách, vết rách cỏ thể là dạng đường thẳng hay dạng hình sao. Ngoài ra trên bề mặt lách xung quanh vết rách hiện diện máu tự do bao quanh lách, đọng ở hố lách, khi lượng máu nhiều thì lan xuống tầng dưới ổ bụng dọc theo ngách đại tràng trái. - Vỡ lách: Thương tổn vỡ lách khi đường rách lách liên tục từ giới hạn ngoài đến giới hạn trong của lách và phân lách thành hai hay nhiều mảnh rời nhau, trên siêu âm cho thấy đường vỡ nham nhở với độ hồi âm tăng do sự hiện diện vừa máu cục với máu mới chảy, tạo hồi âm không đồng nhất. Vỡ lách thường đi kém với máu tự do trong ổ bụng nhiều. - Thương tổn cuống lách và xuất huyết hoạt tính: nghi ngờ thương tổn kiểu này khi trên siêu âm thấy đường rách hay đường vỡ lách đi ngang qua rốn lách, có khả năng gây thương tổn các mạch máu lớn ở rốn lách. Chẩn đoán xác định thường dựa vào chụp mạch thấy chất cản quang ra ngoài lòng mạch. - Tràn máu khoang phúc mạc: máu tự do trong ổ bụng là kết quả thương tổn rách bao lách, rách nhu mô, vỡ lách. Lượng máu ít chỉ tìm thấy ở tầng trên ổ bụng, khi lượng máu chảy ra nhiều thì có thể thấy ở ngách gan thận phải, ngách đại tràng hai bên, túi cùng Douglas, thường máu trong ổ bụng mới chày ra cho hình ảnh dịch lợn cợn hồi âm, đôi khi hiện diện những dải tăng âm âm.1.2 Chấn thương tụy Tụy là cơ quan định vị sâu trong khoang sau phúc mạc và được nâng đỡ vàbao bọc bởi các cấu trúc xung quanh, do đó tị lệ tổn thương tụy trong chấn thươngbụng kín thấp hơn rất nhiều so với gan và lách. Chấn thương tụy thường kết hợpvới chấn thương các tạng khác. Thương tổn thường là ở thân tụy, các dạng thương tổn là: 2 - Dập nhu mô tụy, thương tổn dập mô tế bào kèm xuất huyết vi thể. - Khối máu tụ, thương tổn đến nhánh mạch máu làm xuất hiện ổ tụ máu có thể bên trong nhu mô tụy hay quanh tụy. - Rách tụy từng phần có hay không tổn thương đến ống tụy. - Vỡ đôi tụy, đường vỡ chia tụy thành 2 phần kèm theo đứt đôi ống tụy chính. Việc đánh giá mức độ trầm trọng cũng như yếu tố để xem xét tiên lượng củachấn thương tụy thường căn cứ trên thương tổn ống tụy c ...

Tài liệu được xem nhiều: