Bài giảng Sinh lý bệnh học
Số trang: 100
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.56 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của môn sinh lý bệnh học được chia làm ba chương: Các khái niệm và quy luật chung về bệnh; Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung; Sinh lý bệnh các cơ quan, hệ thống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý bệnh học Bài mở đầu NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN BỆNH LÝ HỌC THÚ Y HAY SINH LÝ BỆNH THÚ Y 1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC Sinh lý bệnh (PHthophysiology) theo nghĩa tổng quát nhất là môn học vềnhững thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi chúng bị bệnh.Sinh lý bệnh học là một môn khoa học nghiên cứu những hoạt động của sự sốngtrong cơ thể bệnh, cụ thể là nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng các cơquan, hệ thống và mô bào, đồng thời nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện gâybệnh và tìm ra quy luật chung của sự phát sinh, phát triển và kết thúc của quá trìnhbệnh lý. Môn sinh lý gia súc nghiên cứu tất cả cơ năng, hệ thống trong cơ thể gia súc(động vật) bình thường và tìm ra được quy luật nhất định, cũng như vậy trên cơ thểbệnh chúng ta cũng nghiên cứu tuần tự và so sánh lại với quy luật bình thường đểthấy được những thay đổi như thế nào và từ đó rút ra kết luận với từng trường hợp.Chính vì vậy người ta thấy mỗi một bệnh có một quy luật riêng và nó cũng cónhững biểu hiện bệnh lý chung. Ví dụ: Trong tất cả các loại nhiễm khuẩn chúng ta đều thấy các quá trìnhbệnh lý như viêm, sốt, khi kiểm tra máu thấy bạch cầu tăng và đó là những quy luậtchung. Trong khi đó ở bệnh dịch tả lợn chúng ta thấy cơ thể lợn sốt, viêm nhưngbạch cầu hạ; bệnh lao phổi chúng ta lại thấy cơ thể vật bệnh sốt liên miên, thườnghay sốt vào buổi chiều, ra mồi hôi nhiều và đó là những quy luật riêng. Những quy luật riêng tạo nên những biến đổi trên cơ quan, tổ chức gọi làquá trình bệnh lý điển hình và các quá trình này tạo nên bệnh tích điển hình. Từ những quy luật đó khái quát lại và nêu lên quy luật hoạt động của từngbệnh, tạo cơ sở lý luận cho các môn học lâm sàng tìm biện pháp khống chế. 2. NỘI DUNG MÔN HỌC Nội dung của môn sinh lý bệnh học được chia làm ba chương: Chương 1 : Các khái niệm và quy luật chung về bệnh Bao gồm: khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sinh bệnh học, đặctính của cơ thể đối với sự phát bệnh (bệnh lý của quá trình miễn địch). Chương 2: Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung Bao gồm: rối loạn tuần hoàn cục bộ, rối loạn chuyển hóa các chất, viêm, rốiloạn điều hoà thân nhiệt, quá trình bệnh lý của sự phát triển mô bào. Chương 3: Sinh lý bệnh các cơ quan, hệ thống Nghiên cứu rối loạn chức năng của các cơ quan, hệ thống: hệ thống máu vàcơ quan tạo máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thầnkinh. Với những nội dung trên môn sinh lý bệnh học là môn học cơ sở của ngànhthú y, có liên quan chặt chẽ với nhiều môn học khác như: sinh lý gia súc, sinh hóa 1học, dược lý học, vi sinh vật học và các môn lâm sàng thú y như: bệnh nội khoa,chẩn đoán bệnh, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa... Đặc biệt sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh là hai cấu thành của môn Bệnh lýhọc, là hai môn học có cùng chung một đối tượng nghiên cứu nhưng sinh lý bệnhchủ yếu nghiên cứu những biến đổi về cơ năng, còn giải phẫu bệnh thì nghiên cứunhững biến đổi về hình thái trên cơ thể bệnh 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ BỆNH THÚ Y Phương pháp nghiên cứu của môn sinh lý bệnh học là phương pháp thựcnghiệm, một phương pháp rất khách quan và khoa học. Phương pháp này tiến hànhgây bệnh nhân tạo trên cơ thể động vật, sau đó quan sát toàn bộ quá trình diễn biếncủa bệnh, cuối cùng phân tích và rút ra quy luật chung của quá trình bệnh lý. Trongphương pháp thực nghiệm, thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp thựcnghiệm cấp tính hay còn gọi là cấp diễn và phương pháp thực nghiệm mãn tính haycòn gọi là trường diễn. 3.1. Phương pháp thực nghiệm cấp tính (cấp diễn) Phương pháp này thường phân tích các chức năng của các cơ quan riêng biệt,có khi cô lập ra khỏi cơ thể để nghiên cứu, tức là làm nhanh có kết quả ngay để cóthể nắm được các quy luật Người ta thường sử dụng phương pháp này trong một sốtrường hợp chẩn đoán nhanh và dùng để giảng dạy cho sinh viên. Ví dụ: Người ta thường cô lập tim ếch hoặc cô lập một đoạn ruột để nghiêncứu. Ưu điểm: phương pháp này tương đối đơn giản, quan sát biến đổi về cơnăng trong một thời gian ngắn. Nhược điểm: Gây tổn thương trên cơ thể bệnh, kích thích từng cơ quanriêng biệt một cách nhân tạo, thậm chí còn tách rời một số cơ quan khỏi cơ thể hoặctiến hành nghiên cứu dưới điều kiện gây mê. Trong những điều kiện thực nghiệmnhư vậy thì không thể biểu hiện được bản chất của bệnh một cách đầy đủ, kết quảthu được không sát so với khi con vật hoạt động bình thường. 3.2. Phương pháp thực nghiệm mãn tính (trường diễn) Phương pháp thực nghiệm mãn tính do Páp-lốp đề ra. Phương pháp này tiếnhành trên con vật sau khi đã được phẫu thuật và hoàn toàn hồi phục, cơ thể con vậtở trạng thái tỉnh táo gần như bình thường. Ví dụ: người ta làm một ống để hứng dịch vị dạ dầy, làm một ống để hứngnước bọt. Ưu điểm: Làm thí nghiệm trên con vật ở trạng thái bình thường nghiên cứuđược lâu dài, chính xác hơn, có thể rút ra những quy luật biến đổi ở cơ thể bệnhmột cách toàn diện trong suất quá trình bệnh lý, tốn ít động vật thí nghiệm. Nhược điểm: Chỉ áp dụng nghiên cứu trong một số trường hợp có thời giannghiên cứu lâu dài. Nhưng người ta thường kết hợp cả hai phương pháp trên để nghiên cứu quátrình bệnh một cách toàn diện hơn. 2 Ngày nay có nhiều phương pháp nghiên cứu tiên tiến như: phương pháp nộisoi, hoặc phương pháp cắt lát bộ óc để xem có u não không, phương pháp dùngmáy siêu âm để kiểm tra hoạt động của thai... cũng được áp dụng trong nghiên cứusinh lý bệnh. Ngoài ra sinh lý bệnh học còn ứng dụng những thành tựu và phươngpháp mới nhất của khoa học như: miễn dịch học, sinh hóa học, phân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý bệnh học Bài mở đầu NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN BỆNH LÝ HỌC THÚ Y HAY SINH LÝ BỆNH THÚ Y 1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC Sinh lý bệnh (PHthophysiology) theo nghĩa tổng quát nhất là môn học vềnhững thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi chúng bị bệnh.Sinh lý bệnh học là một môn khoa học nghiên cứu những hoạt động của sự sốngtrong cơ thể bệnh, cụ thể là nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng các cơquan, hệ thống và mô bào, đồng thời nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện gâybệnh và tìm ra quy luật chung của sự phát sinh, phát triển và kết thúc của quá trìnhbệnh lý. Môn sinh lý gia súc nghiên cứu tất cả cơ năng, hệ thống trong cơ thể gia súc(động vật) bình thường và tìm ra được quy luật nhất định, cũng như vậy trên cơ thểbệnh chúng ta cũng nghiên cứu tuần tự và so sánh lại với quy luật bình thường đểthấy được những thay đổi như thế nào và từ đó rút ra kết luận với từng trường hợp.Chính vì vậy người ta thấy mỗi một bệnh có một quy luật riêng và nó cũng cónhững biểu hiện bệnh lý chung. Ví dụ: Trong tất cả các loại nhiễm khuẩn chúng ta đều thấy các quá trìnhbệnh lý như viêm, sốt, khi kiểm tra máu thấy bạch cầu tăng và đó là những quy luậtchung. Trong khi đó ở bệnh dịch tả lợn chúng ta thấy cơ thể lợn sốt, viêm nhưngbạch cầu hạ; bệnh lao phổi chúng ta lại thấy cơ thể vật bệnh sốt liên miên, thườnghay sốt vào buổi chiều, ra mồi hôi nhiều và đó là những quy luật riêng. Những quy luật riêng tạo nên những biến đổi trên cơ quan, tổ chức gọi làquá trình bệnh lý điển hình và các quá trình này tạo nên bệnh tích điển hình. Từ những quy luật đó khái quát lại và nêu lên quy luật hoạt động của từngbệnh, tạo cơ sở lý luận cho các môn học lâm sàng tìm biện pháp khống chế. 2. NỘI DUNG MÔN HỌC Nội dung của môn sinh lý bệnh học được chia làm ba chương: Chương 1 : Các khái niệm và quy luật chung về bệnh Bao gồm: khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sinh bệnh học, đặctính của cơ thể đối với sự phát bệnh (bệnh lý của quá trình miễn địch). Chương 2: Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung Bao gồm: rối loạn tuần hoàn cục bộ, rối loạn chuyển hóa các chất, viêm, rốiloạn điều hoà thân nhiệt, quá trình bệnh lý của sự phát triển mô bào. Chương 3: Sinh lý bệnh các cơ quan, hệ thống Nghiên cứu rối loạn chức năng của các cơ quan, hệ thống: hệ thống máu vàcơ quan tạo máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thầnkinh. Với những nội dung trên môn sinh lý bệnh học là môn học cơ sở của ngànhthú y, có liên quan chặt chẽ với nhiều môn học khác như: sinh lý gia súc, sinh hóa 1học, dược lý học, vi sinh vật học và các môn lâm sàng thú y như: bệnh nội khoa,chẩn đoán bệnh, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa... Đặc biệt sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh là hai cấu thành của môn Bệnh lýhọc, là hai môn học có cùng chung một đối tượng nghiên cứu nhưng sinh lý bệnhchủ yếu nghiên cứu những biến đổi về cơ năng, còn giải phẫu bệnh thì nghiên cứunhững biến đổi về hình thái trên cơ thể bệnh 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ BỆNH THÚ Y Phương pháp nghiên cứu của môn sinh lý bệnh học là phương pháp thựcnghiệm, một phương pháp rất khách quan và khoa học. Phương pháp này tiến hànhgây bệnh nhân tạo trên cơ thể động vật, sau đó quan sát toàn bộ quá trình diễn biếncủa bệnh, cuối cùng phân tích và rút ra quy luật chung của quá trình bệnh lý. Trongphương pháp thực nghiệm, thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp thựcnghiệm cấp tính hay còn gọi là cấp diễn và phương pháp thực nghiệm mãn tính haycòn gọi là trường diễn. 3.1. Phương pháp thực nghiệm cấp tính (cấp diễn) Phương pháp này thường phân tích các chức năng của các cơ quan riêng biệt,có khi cô lập ra khỏi cơ thể để nghiên cứu, tức là làm nhanh có kết quả ngay để cóthể nắm được các quy luật Người ta thường sử dụng phương pháp này trong một sốtrường hợp chẩn đoán nhanh và dùng để giảng dạy cho sinh viên. Ví dụ: Người ta thường cô lập tim ếch hoặc cô lập một đoạn ruột để nghiêncứu. Ưu điểm: phương pháp này tương đối đơn giản, quan sát biến đổi về cơnăng trong một thời gian ngắn. Nhược điểm: Gây tổn thương trên cơ thể bệnh, kích thích từng cơ quanriêng biệt một cách nhân tạo, thậm chí còn tách rời một số cơ quan khỏi cơ thể hoặctiến hành nghiên cứu dưới điều kiện gây mê. Trong những điều kiện thực nghiệmnhư vậy thì không thể biểu hiện được bản chất của bệnh một cách đầy đủ, kết quảthu được không sát so với khi con vật hoạt động bình thường. 3.2. Phương pháp thực nghiệm mãn tính (trường diễn) Phương pháp thực nghiệm mãn tính do Páp-lốp đề ra. Phương pháp này tiếnhành trên con vật sau khi đã được phẫu thuật và hoàn toàn hồi phục, cơ thể con vậtở trạng thái tỉnh táo gần như bình thường. Ví dụ: người ta làm một ống để hứng dịch vị dạ dầy, làm một ống để hứngnước bọt. Ưu điểm: Làm thí nghiệm trên con vật ở trạng thái bình thường nghiên cứuđược lâu dài, chính xác hơn, có thể rút ra những quy luật biến đổi ở cơ thể bệnhmột cách toàn diện trong suất quá trình bệnh lý, tốn ít động vật thí nghiệm. Nhược điểm: Chỉ áp dụng nghiên cứu trong một số trường hợp có thời giannghiên cứu lâu dài. Nhưng người ta thường kết hợp cả hai phương pháp trên để nghiên cứu quátrình bệnh một cách toàn diện hơn. 2 Ngày nay có nhiều phương pháp nghiên cứu tiên tiến như: phương pháp nộisoi, hoặc phương pháp cắt lát bộ óc để xem có u não không, phương pháp dùngmáy siêu âm để kiểm tra hoạt động của thai... cũng được áp dụng trong nghiên cứusinh lý bệnh. Ngoài ra sinh lý bệnh học còn ứng dụng những thành tựu và phươngpháp mới nhất của khoa học như: miễn dịch học, sinh hóa học, phân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Sinh lý bệnh học Sinh lý bệnh học Bạch cầu xuyên mạch Dịch rỉ viêm Tế bào nội mô Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm Rối loạn cân bằng điện giảiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sinh lý bệnh Đại cương về sinh lý bệnh học (Tái bản lần thứ 2): Phần 1
208 trang 21 0 0 -
Không lỗ van ba lá - BS Lê Kim Tuyến (Phần 1)
12 trang 21 0 0 -
Không lỗ van ba lá - BS Lê Kim Tuyến (Phần 2)
28 trang 19 0 0 -
Sinh lý bệnh và miễn dịch (Phần Sinh lý bệnh học): Phần 1
154 trang 18 0 0 -
Tổng quan sinh lý bệnh học (Tái bản lần thứ hai): Phần 1
208 trang 16 0 0 -
Bài giảng Viêm – ThS.BS. Quách Thanh Lâm
35 trang 15 0 0 -
bệnh đau nửa đầu và đau đầu từng chuỗi: phần 2 - nxb y học
49 trang 14 0 0 -
Tổng quan sinh lý bệnh học (Tái bản lần thứ hai): Phần 2
264 trang 14 0 0 -
54 trang 13 0 0
-
Nghiên cứu sinh lý bệnh học (Tái bản lần thứ hai): Phần 1
208 trang 13 0 0