Danh mục

Bài giảng Sinh lý dược: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 922.69 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Sinh lý dược gồm 6 bài cuối, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về: sinh lý hệ tiêu hóa; sinh lý hệ sinh dục; sinh lý hệ nội tiết; chuyển hóa năng lượng và điều nhiệt; sinh lý hệ thần kinh; sinh lý hệ cơ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý dược: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Bài giảng Sinh Lý Dược SINH LÝ HỆ SINH DỤC Với vai trò duy trì nòi giống, hệ sinh dục ở nam và nữ thực hiện hai chức năng chính là chức năng ngoại tiết tạo ra giao tử và chức năng nội tiết tạo ra hormon sinh dục. Hoạt động của hệ sinh dục gắn liền với hoạt động của trụcvùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục (GnRH-FSH, LH-hormon sinh dục). Đờisống sinh sản được đánh dấu bằng các hiện tượng dậy thì và mãn dục. Quá trìnhmang thai và nuôi con cũng có nhiều thay đổi trong cơ thể để giúp người phụ nữ thực hiện thiên chức làm vợ và làm mẹ. SINH LÝ SINH DỤC NAMMục tiêu:1. Trình bày được chức năng ngoại tiết và nội tiết của tinh hoàn.2. Phân tích được các hiện tượng trong hoạt động sinh dục nam.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG Bộ máy sinh dục nam gồm 3 phần chính: - Dương vật: niệu đạo nằm trong thể xốp, mô cương gồm hai thể hang,thần kinh và mạch máu. - Bìu: nằm ngoài khoang cơ thể. Trong bìu có tinh hoàn và mào tinh. + Tinh hoàn: nhiều thùy, mỗi thùy nhiều ống sinh tinh, giữa các ống sinhtinh có tế bào kẽ (tế bào Leydig). + Mào tinh: Dài 6m, tiếp nối các ống sinh tinh. - Ống dẫn tinh và các tuyến phụ thuộc: ống dẫn tinh tiếp nối mào tinhhoàn, đổ vào niệu đạo. Các tuyến ngoại tiết đổ dịch vào đường sinh dục nam làtúi tinh, tiền liệt tuyến, tuyến hành niệu đạo.2. CHỨC NĂNG CỦA TINH HOÀN2.1. Chức năng tạo tinh trùng 149 Bài giảng Sinh Lý Dược2.1.1. Quá trình hình thành và dự trữ tinh trùng - Sản sinh tinh trùng: xảy ra ở ống sinh tinh, tạo 120 triệu tinh trùng/ngày.Tiến trình này mất 74 ngày từ tế bào mầm nguyên thủy (2n nhiễm sắc thể) tinh bào bậc I (2n)  tinh bào bậc II (n)  tiền tinh trùng (n)  tinh trùng (n). - Sự thành thục (trưởng thành) tinh trùng: xảy ra ở mào tinh làm tinhtrùng bắt đầu có khả năng di động theo đường thẳng 4mm/phút. - Dự trữ tinh trùng: xảy ra ở ống dẫn tinh dưới dạng không hoạt động vàcó thể duy trì khả năng thụ tinh trong 1 tháng, nếu không phóng tinh tinh trùngsẽ tự tiêu hủy.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng* Các hormon: - GnRH (vùng hạ đồi) kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH. - FSH (tuyến yên) kích thích sản sinh tinh trùng. - LH (tuyến yên) kích thích tế bào Leydig bài tiết testosteron. - Testosteron (tinh hoàn) kích thích sản sinh tinh trùng. - Inhibin (tinh hoàn) ức chế bài tiết FSH dẫn đến làm giảm sản sinh tinhtrùng. - Somatomedin (gan), T3-T4 (tuyến giáp) kích thích sản sinh tinh trùng.* Các yếu tố khác: - Nhiệt độ: + Nhiệt độ thích hợp cho sản sinh tinh trùng là nhiệt độ thấp hơn thânnhiệt từ 1-20C. Để đảm bảo nhiệt độ này, tinh hoàn phải được đưa từ ở bụngxuống bìu trong thời kỳ bào thai. Bên cạnh đó khả năng thải nhiệt ở bìu rất tốtbằng cơ chế đối lưu và cơ Dartos của bìu còn có thể co dãn theo nhiệt độ môitrường. + Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động tinh trùng là 37 0C và đây cũng chínhlà nhiệt độ của đường sinh dục nữ. Khi nhiệt độ giảm, Hoạt động của tinh trùngsẽ giảm. Người ta bảo quản tinh trùng ở -1750C. - Độ pH: pH trung tính hoặc hơi kiềm, tinh trùng sẽ hoạt động mạnh. KhipH acid, tinh trùng sẽ giảm hoạt động và có thể bị giết chết. pH âm đạo của phụ 150 Bài giảng Sinh Lý Dượcnữ tuổi sinh sản là pH acid, do vậy để bảo vệ tinh trùng thì tinh dịch phóng raphải có pH kiềm. - Kháng thể: tinh trùng bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu và dịch thể.Ngoài ra, một số ít phụ nữ có kháng thể kháng tinh trùng ở đường sinh dục, nhữngphụ nữ này sẽ bị vô sinh. - Rượu, thuốc lá, ma túy, tia X, tia phóng xạ, virus quai bị, căng thẳng kéodài có thể làm giảm sản sinh và ảnh hưởng lên chất lượng tinh trùng.2.2. Chức năng nội tiết2.2.1. Androgen Hormon sinh dục nam androgen gồm có testosteron, dihydrotestosteron vàandrostenedion trong đó chủ yếu là testosteron. - Nguồn gốc: tế bào Leydig - Bản chất: steroid 19C - Tác dụng: + Thời kỳ bào thai: từ tuần thứ bảy tinh hoàn bào thai tiết testosteron làmbiệt hóa đường sinh dục nam, ngăn cản sự hình thành đường sinh dục nữ. Trong2-3 tháng cuối thai kỳ, testosteron còn có tác dụng đưa tinh hoàn từ ổ bụngxuống bìu. + Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát từ tuổi dậythì như tóc cứng và thô, mọc nhiều lông, râu; giọng nói trầm do dây thanh âm phìđại; da dày, thô, mụn trứng cá; phát triển cơ xương, phát triển cơ quan sinh dục;tâm lý mạnh mẽ, hướng ngoại, thích người khác giới. + Kích thích sản sinh tinh trùng ...

Tài liệu được xem nhiều: