Bài giảng SINH THÁI HỌC - MỞ ĐẦU
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng SINH THÁI HỌC - MỞ ĐẦU MỞ ĐẦUI. Định nghĩa Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Oikosvà logos, oikos là nhà hay nơi ở và logos là khoa học hay học thuật. Nếu hiểumột cách đơn giản (nghĩa hẹp) thì sinh thái học là khoa học nghiên cứu về“nhà”, “nơi ở” của sinh vật. Hiểu rộng hơn, sinh thái học là khoa học nghiêncứu mối quan hệ giữa sinh vật hoặc một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật vớimôi trường xung quanh. Hoặc một định nghĩa khác về sinh thái học: Sinh thái học là một trongnhững môn học cơ sở của Sinh học, nghiên cứu về mối quan hệ tương tácgiữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường ở mọi mức tổ chức khácnhau, từ cá thể, quần thể, đến quần xã và hệ sinh thái. Thuật ngữ sinh thái học xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX. Một định nghĩachung lần đầu tiên về sinh thái học được nhà khoa học người Đức là HaeckelE. nêu ra vào năm 1869. Theo ông: “Chúng ta đang hiểu về tổng giá trị kinhtế của tự nhiên: nghiên cứu tổ hợp các mối tương tác của con vật với môitrường của nó và trước tiên là mối quan hệ “bạn bè” và thù địch với mộtnhóm động thực vật mà con vật đó tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp”. Nói tómlại, sinh thái học là môn học nghiên cứu tất cả mối quan hệ tương tác phứctạp mà C. Darwin gọi là các điều kiện sống xuất hiện trong cuộc đấu tranhsinh tồn. Tuy nhiên lúc bấy giờ, nhiều nhà khoa học không dùng thuật ngữsinh thái học, nhưng họ có nhiều đóng góp cho kho tàng kiến thức sinh tháihọc như Leuvenhook và những người khác. Thời kỳ Haeckel được xem là thời kỳ tích luỹ kiến thức để sinh tháihọc thực sự trở thành một khoa học độc lập (từ khoảng năm 1900). Song chỉvài chục năm trở lại đây, thuật ngữ đó mới mang đầy đủ tính chất phổ cậpcủa mình. X.X. Chvartch (1975) đã viết “Sinh thái học là khoa học về đờisống của tự nhiên. Nếu sinh thái học đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm nhưmột khoa học về mối tương hỗ giữa cơ thể và môi trường thì ngày nay, nó trởthành một khoa học về cấu trúc của tự nhiên, khoa học về cái mà sự sống baophủ trên hành tinh đang hoạt động trong sự toàn vẹn của mình”.II. Đối tượng của sinh thái học Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là mối quan hệ của sinh vậtvới môi trường hay cụ thể hơn, nghiên cứu sinh học của một nhóm cá thể vàcác quá trình chức năng của nó xảy ra ngay trong môi trường của nó. Lĩnhvực nghiên cứu của sinh thái học hiện đại là nghiên cứu về cấu trúc và chứcnăng của thiên nhiên. Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nhiệm vụ củasinh thái học đặc biệt phù hợp với một trong những định nghĩa của từ điểnWebstere: “ Đối tượng của sinh thái học - đó là tất cả các mối liên hệ giữa cơthể sinh vật với môi trường”, ta cũng có thể dùng khái niệm mở rộng “Sinhhọc môi trường” (Environmental Biology). Học thuyết tiến hoá của Darwin bằng con đường chọn lọc tự nhiênbuộc các nhà sinh học phải quan sát sinh vật trong mối quan hệ chặt chẽ với 1môi trường sống của nó như hình thái, tập tính thích nghi của cơ thể với môitrường. Như vậy ngay từ thời kỳ đầu tiên sinh thái học tập trung nghiên cứuvào lịch sử đời sống của các loài động vật, thực vật... gọi là sinh thái học cáthể (Autoecology). Đến cuối thế kỷ thứ XIX, quan niệm hẹp đó của sinh tháihọc buộc phải nhường bước cho những quan niệm rộng hơn về mối tương tácgiữa cơ thể với môi trường. Những nghiên cứu sinh thái học được tập trung ởcác mức tổ chức sinh vật cao hơn như quần thể sinh vật (Population), quần xãsinh vật (Biocenose hay Community) và hệ sinh thái (Ecosystem), được gọilà “Tổng sinh thái” (Synecology). Tổng sinh thái nghiên cứu phức hợp củađộng thực vật và những đặc trưng cấu trúc cũng như chức năng của phức hợpđó được hình thành nên dưới tác động của môi trường. Giữa quần xã sinh vật và cơ thể có những nét tương đồng về cấu trúc.Cơ thể (hay cá thể của một tập hợp nào đó) có các bộ phận như tim, gan,phổi..., còn quần xã gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật...; cơ thểđược sinh ra, trưởng thành rồi chết thì quần xã cũng trải qua các quá trìnhtương tự như thế, tuy nhiên sự phát triển và tiến hoá của cá thể nằm trong sựchi phối của quần xã. Cơ thể hay quần xã trong quá trình tiến hoá đều liên hệchặt chẻ với môi trường và phản ứng một cách thích nghi với những biếnđộng của môi trường để tồn tại một cách ổn định. Vào những năm 40 của thếkỷ này, các nhà sinh thái bắt đầu hiểu rằng, xã hội sinh vật và môi trường củanó có thể xem như một tổ hợp rất chặt, tạo nên một đơn vị cấu trúc tự nhiên.Đó là hệ sinh thái (Ecosystem) mà trong giới hạn của nó, các chất cần thiếtcho đời sống thực hiện một chu trình liên tục giữa đất, nước, không khí, mộtmặt khác giữa động vật, thực vật và vi sinh vật, do đó năng lượng được tíchtụ và chuyển hoá. Hệ sinh thái lớn và duy nhất của hành tinh là Sinh quyển(Biosphere), trong đó con người là một thành viên. Từ nửa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hệ sinh vật môi trường sống hệ sinh thái tài nguyên môi trường quần thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
149 trang 246 0 0
-
13 trang 145 0 0
-
103 trang 102 0 0
-
Bài thuyết trình Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ
34 trang 82 0 0 -
Giáo trình Lý sinh học: Phần 1 - GS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân
129 trang 81 0 0 -
Thực vật dân tộc học: một bài học cho thế hệ tương lai Việt Nam
5 trang 76 1 0 -
Giáo trình Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Phần 1
128 trang 76 0 0 -
362 trang 70 0 0
-
Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam
10 trang 60 0 0 -
BÁO CÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN
8 trang 57 0 0 -
9 trang 52 0 0
-
Phát triển tài nguyên môi trường đồng bằng sông Cửu Long: Phần 1
196 trang 45 0 0 -
Bài giảng mô hình hóa môi trường - ( Bùi Đức Long ) chương 7
40 trang 44 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động
14 trang 44 0 0 -
Tiểu luận: Vai trò của hoạt động tuyên truyền trong quản lý nhà nước và tài nguyên môi trường
30 trang 41 0 0 -
32 trang 40 0 0
-
Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
4 trang 39 1 0 -
Kinh tế môi trường: Câu hỏi, bài tập và trả lời
56 trang 39 0 0 -
Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật
33 trang 37 0 0 -
34 trang 34 1 0