Danh mục

Bài giảng Sơ cứu vết thương - GV. Vũ Văn Tiến

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.89 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Sơ cứu vết thương trình bày mục đích của việc sơ cứu vết thương, thực hiện cầm máu vết thương chảy máu ngoài, băng ép cầm máu, ấn đường đi của mạch máu, chỉ định garo, nguyên tắc đặt garo, các dấu hiệu mất nhiều máu, nguyên tắc xử lý trường hợp chảy máu trong, sơ cứu vết thương phần mềm, khâu vết thương,...Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sơ cứu vết thương - GV. Vũ Văn Tiến TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG SƠ CỨU VẾT THƯƠNGGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 1MUÏC ÑÍCH CUÛA VIEÄC SÔ CÖÙU VEÁT THÖÔNG1. Khống chế sự chảy máu bằng các phương pháp cầm máu thích hợp2. Duy trì các chức năng sinh tồn cho nạn nhân:  Đảm bảo hô hấp  Duy trì tuần hoàn  Dự phòng và xử lý shock3. Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương GV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 2 THỰC HIỆN CẦM MÁU VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU NGOÀI 1. Xác định tổn thương:  Chảy máu mao mạch?  Chảy máu tĩnh mạch?  Chảy máu động mạch?2. Thực hiện các biện pháp cầm máu tạm thời phù hợp Băng ép cầm máu Ấn đường đi của mạch máuGấp chi, băng chèn có trọng điểm cũng là một hình thứctương tự ấn động mạch Garo cầm máuGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 3 BĂNG ÉP CẦM MÁU Áp dụng cho hầu hết các trường hợp chảy máu Có tác dụng trong các trường hợp vết thương mao mạch và tĩnh mạch Ít hiệu quả trong trường hợp vết thương động mạch lớn.GV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 4 ẤN ĐƯỜNG ĐI CỦA MẠCH MÁU Là động tác ấn vào động mạch chi phối vùng có vết thương Điểm ấn là một điểm mà động mạch đi trên một nền cứng (xương) Gây cắt đứt luồng máu cung cấp cho vết thương với mục đích kềm chế sự chảy máu và tạo điều kiện cho vết thương tự cầm máu Áp dụng cho các trường hợp chảy máu động mạchGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 5GV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 6GV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 7 CHỈ ĐỊNH GARO  Chảy máu động mạch lớn mà thất bại với các phương pháp cầm máu khác  Chi bị cắt cụt  Chi bị dập nát, chảy máu ồ ạtGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 8 HÌNH ẢNH GAROGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 9 HÌNH ẢNH GAROGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 10 HÌNH ẢNH GAROGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 11 NGUYÊN TẮC ĐẶT GARO  Chặn đường đi của động mạch tới vết thương cách mép vết thương 2 – 3 cm  Không đặt trực tiếp garo lên da nạn nhân  Không đặt garo quá 6h, nới garo 1h/lần, mỗi lần không quá 1 phút  Chi bị dập nát nhiều (không nới garo)  Ghi phiếu garo đúng quy định:  Đặt ở nơi dễ nhìn  Ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu  Vận chuyển về tuyến có khả năng phẫu thuật theo chế độ ưu tiên số 1GV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 12 PHIẾU GARO Cấp cứu số 1 (Ghi chữ màu đỏ) - Họ tên nạn nhân:……………………………… Tuổi:………… - Địa chỉ:………………………………………………………… - Nơi xảy ra tai nạn: …………………………………………...... - Vị trí bị thương:………………………………………………... - Ngày giờ đặt garo:…………………………………………….. - Họ tên người đặt garo:…………………..Chức vụ:……………. - Ngày giờ chuyển:……………………………………………….  Nới garo lần 1:………………..giờ Người nới:………………………………….Chức vụ:……………  Nới garo lần 2:………………..giờ Người nới:………………………………….Chức vụ:……………  Nới garo lần 3:………………..giờ Người nới:………………………………….Chức vụ:……………GV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 13 CHẢY MÁU TRONG  Chảy máu có thể dễ dàng nhận thấy trong các trường hợp vết thương hở  Đối với những trường hợp vết thương kín (xuất huyết nội) việc xác định chảy máu không phải là việc dễ dàng, chủ yếu dựa vào các dấu hiệu toàn thân do mất máu, nhưng không phải lúc nào cũng có thể nhận biết một cách chắc chắn trong cấp cứu ban đầu.  Do vậy, bất kỳ một nạn nhân nào trong tình trạng shock do bị chấn thương đều được coi như là có chảy máu trong cho đến khi được chứng minh là do nguyên nhân khác.GV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 14 CÁC DẤU HIỆU MẤT NHIỀU MÁU Toàn thân mệt mỏi, da xanh nhợt, lạnh, vã mồ hôi Rối loạn tri giác: từ hốt hoảng, giãy giụa, kích thích đến lú lẫn, lẫn lộn, hôn mê Thở nhanh nông Mạch nhanh và yếu Tiến triển dần đến tình trạng shockGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 15 NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP CHẢY MÁU TRONG Đặt tư thế nạn nhân phù hợp với tình trạng hiện tại Giữ ấm cho nạn nhân Theo dõi sát tri giác, mạch, HA, nhịp thở Tiến hành cấp cứu tim – phổi nếu nạn nhân ngưng tuần hoàn hô hấp Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất các dịch tiết của cơ thể (đàm, nước tiểu, phân…) Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế có điều kiện phẫu thuật an toàn Không cho NN ăn uống bất kỳ một thứ gìGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 16 SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM1. Định nghĩa: Vết thương phần mềm là vết thương gây rách dưới da và thương tổn các mô mềm dưới da (mô liên kết dưới da và cân cơ)2. Mục đích sơ cứu nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nhưng nguy cơ có thể xảy ra như:  Chảy máu  Nhiễm trùng  Khuyết mất mô và chậm lành vết thươngGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 17 NGUYÊN TẮC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM Cầm máu bằng phương pháp thích hợp với từng trường hợp chảy máu Xử lý, che chở vết thương tránh bội nhiễm Không bôi hoặc nhét bất kỳ vật gì vào vết thương VT có bề mặt rộng, sâu  tiến hành khâu vết thương nếu hội đủ các điều kiện:  Không có đất cát, dị vật  Xảy ra chưa quá 12h  Không có khả năng tìm được CBYT chuyên khoa hoặc có chuyên môn, tay nghề cao hơn và cũng không thể chuyển NN đến BV Dự phòng và chống choángGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 18 KHÂU VẾT THƯƠNGGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 19 SƠ CỨU VẾT THƯƠNG THÔNG ĐẾN CƠ QUANGV. VŨ VĂN TIẾN Sơ cứu vết thương 20 ...

Tài liệu được xem nhiều: