Danh mục

Bài giảng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 703.60 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (66 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm có 3 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Tầm quan trọng của năng lượng đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và ứng phó với biến đổi khí hậu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai LỜI NÓI ĐẦU Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây là đầu vào quan trọng của rất nhiều ngành sản xuất và là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của hộ gia đình. Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng năng lượng: những nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng hoặc các sự cố từ các lò hạt nhân… làm đe đọa sự sống trên Trái Đất. Việc khai thác và sử dụng năng lượng không tiết kiệm và hiệu quả của con người là một trong những các nguyên nhân chính gây nên sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng và huỷ hoại môi trường sinh thái. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về năng lượng, tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sự phát triển bền vững. Tập bài giảng SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ được biên soạn để làm tài liệu chính thức dùng cho học sinh trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai dựa trên cơ sở Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (đã được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/06/2010). Ngoài ra, tập bài giảng còn tham khảo các tài liệu của các tác giả khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và tác động của khai thác sử dụng năng lượng đến vấn đề biến đổi khí hậu. Xin phép các tác giả - những người đã biên soạn các cuốn sách mà tôi dùng làm tài liệu tham khảo cho phép tôi sử dụng trong công tác giảng dạy và tài liệu tham khảo. Tuy đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi một số thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các học sinh để Tập bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn TÁC GIẢ 3 Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm năng lượng Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lượng: Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng. Năng lượng là thước đo lượng chuyển động của vật chất dưới mọi hình thức của chuyển động. Chuyển động của vật chất là vĩnh cửu, không hề biến mất mà cũng không tự nhiên sinh ra mà chỉ có thể chuyển từ dạng chuyển động này sang dạng chuyển động khác. Vì vậy, năng lượng trong toàn vũ trụ là một đại lượng bảo toàn (Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng). Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường - Tổng cục Môi trường: năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như Urani, Thori, Poloni,... Theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số: 50/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010: Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. Năng lượng xanh là loại năng lượng mà khi được sản xuất, nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với năng lượng hóa thạch. Những loại năng lượng xanh mà ngày nay người ta thường đề cập đến là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và năng lượng địa nhiệt. Ngoài ra còn rất nhiều loại năng lượng được cho là “xanh”, thậm chí cả năng lượng hạt nhân vì trong trạng thái hoạt động (an toàn), nó sản sinh ra lượng chất thải thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng than đá hoặc dầu. Mục tiêu của việc sản xuất năng lượng xanh là để tạo ra năng lượng nhưng không gây hại cho môi trường. Mỗi hình thức chế tạo năng lượng đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng, trong số đó năng lượng tái tạo là đối tượng gây ra ít tác động hơn cả. Hầu hết những người theo trường phái ủng hộ năng lượng tái tạo đều cho rằng nhân loại càng sử dụng năng lượng xanh nhiều bao nhiêu thì hành của chúng ta “sống” lâ ...

Tài liệu được xem nhiều: