Thông tin tài liệu:
Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực là tinh trùng và một giao tử cái là noãn để hình thành một tế bào mới gọi là trứng. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng". Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng1. Tên bài : SỰ THỤ THAI, LÀM TỔ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG2. Bài giảng : Lý thuyết3. Thời gian giảng bài : 02 tiết4. Địa điểm giảng bài : Giảng đường5. Mục tiêu học tập.Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 5.1. Định nghĩa được sự thụ tinh, sự thụ thai. 5.2. Trình bày được sự di trú và làm tổ của trứng. 5.3. Phân chia được các giai đoạn trong sự phát triển của trứng. 5.4. Trình bày được nội dung sự phát triển của thai và phần phụ của thai trong từng giai đoạn.6. Nội dung chính 6.1. Định nghĩa: - Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực là tinh trùng và một giao tử cái là noãn để hình thành một tế bào mới gọi là trứng. - Sự thụ thai là sự thụ tinh và làm tổ của trứng 6.2. Sự thụ tinh: 6.2.1. Tinh trùng: - Cấu tạo: mỗi tinh trùng gồm 3 phần đầu, thân và đuôi. - Đặc điểm sinh học: số lượng tinh trùng có từ 60 - 120 triệu/ml tinh dịch, chiều dài tinh trùng là 65µm, tỉ lệ hoạt động lúc mới phóng tinh trên 80%, tốc độ di chuyển 1,5 - 2,5mm/phút, thời gian sống trong âm đạo khoảng 2 giờ, trong cổ tử cung và vòi trứng được 2 - 3 ngày, tỉ lệ dị dạng < 10%. - Sự phát triển của dòng tinh. Nơi sản xuất ra tinh trùng là tinh hoàn. Tinh nguyên bào có 46 nhiễm sắc thể. Phân bào lần thứ nhất ( phân bào nguyên nhiễm) thành tinh bào 1 (46 XY) Phân bào lần 2 (phân bào giảm nhiễm) từ tinh bào 1 thành tinh bào 2 có 23 nhiễm sắc thể, gồm hai loại 23,X và 23,Y. TInh bào 2 tiếp tục phân bào thành tiền tinh trùng và tinh trùng loại 23,X hoặc 23,Y. 6.2.2. Noãn bào: - Nơi sản xuất ra noãn bào là buồng trứng. - Đặc điểm sinh học: Số lượng các nang noãn nguyên thủy ở mỗi buồng trứng của một bé gái khi mới đẻ có từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu. Từ khi dậy thì đến khi mãn kinh chỉ có 400 - 450 nang trưởng thành, còn phần lớn teo đi. - Sự phát triển của dòng noãn: Noãn nguyên bào phân chia lần 1 (phân bào nguyên nhiễm) thành noãn bào 1. Noãn bào 1 phân bào lần 2 (phân bào giảm nhiễm) thành noãn bào 2 và cực cầu 1 có 23,X). Noãn bào 2 và cực cầu 1 tiếp tục phân chia thành noãn trưởng thành và cực cầu 2. 6.2.3. Di chuyển của tinh trùng và noãn: - Tinh trùng di chuyển từ âm đạo lên vòi trứng nhờ sự tự vận động. Thời gian di chuyển từ âm đạo lên tới 1/3 ngoài vòi trứng mất từ 90 phút đến 2 giờ. Các yếu tố khác của đường sinh dục nữ như tư thế của tử cung, độ mở cổ tử cung, chất nhầy cổ tử cung và sự chênh lệch về độ pH của âm đạo và cổ tử cung.. có ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng. Số lượng tinh trùng giảm dần trong quá trình di chuyển. - Noãn không tự di chuyển được. Noãn di chuyển được nhờ sự vận động co bóp của cơ vòi trứng và nhu động của các nhung mao trên bề mặt niêm mạc vòi trứng. Các vận động của cơ vòi trứng và nhung mao niêm mạc vòi trứng đều có hướng di chuyển từ phía loa vòi trứng về phía buồng tử cung. Ngoài ra còn có một buồng dịch trong ổ bụng luôn chuyển động hướng về phía loa vòi trứng nên hút noãn về phía đó. 6.2.4. Sự thụ tinh: - Thời điểm thụ tinh: Ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. - Vị trí thụ tinh: 1/3 ngoài của vòi trứng. - Quá trình thụ tinh: Tinh trùng và noãn gặp nhau. Cực đầu của tinh trùng tiết ra men để phá hủy lớp tế bào hạt và đi qua lớp màng trong của noãn. Khi cực đầu của tinh trùng đi qua màng trong thì màng trong thay đổi để không cho tinh trùng khác vào được nữa. Vào tới màng bào tương của noãn, cực đầu của tinh trùng mất đi, nhân của tinh trùng nằm trong bào tương của noãn. Nhân của tinh trùng trở thành tiền nhân đực và nhân của noãn trở thành tiền nhân cái. Hai tiền nhân đực và cái tiếp tục phát triển riêng rẽ sau đó xích lại gần nhau rồi kết hợp thành một nhân. Một tế bào mới được hình thành để phát triển thành thai và các phần phụ của thai, có đầy đủ bộ nhiễm sắc thể (46) gọi là trứng. Trứng phát triển và phân bào ngay. - Giới tính của thai được quyết định ngay khi thụ tinh. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y thì sẽ phát triển thành thai trai (46XY). Ngược lại nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X thì sẽ phát triển thành thai gái (46 XX).6.3. Sự di chuyển của trứng: - Trứng di chuyển từ 1/3 ngoài vòi trứng vào trong buồng tử cung để làm tổ. - Thời gian dịch chuyển của trứng: 3 - 4 ngày. Sau khi vào được trong buồng tử cung trứng còn sống tự do 2 - 3 ngày rồi mới làm tổ. - Cơ chế di chuyển: do nhu động của vòi trứng, hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi trứng và luồng chất dịch di chuyển trong ổ bụng có hướng từ loa vòi trứng vào buồng tử cung. - Các yếu tố ảnh hưởng tới sự di chuyển của vòi trứng. Estrogen làm tăng nhu động của vòi trứng do đó sự di chuyển của trứng được nhanh hơn. Ngượclại, progesteron làm gi ...