Danh mục

Bài giảng Tắc ruột

Số trang: 23      Loại file: ppt      Dung lượng: 1,008.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tắc ruột được biên soạn nhằm giúp cho các bạn phân biệt được tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng, các nguyên nhân chính gây tắc ruột; chẩn đoán được hội chứng tắc ruột; cách xử trí bệnh nhân tắc ruột tại tuyến y tế cơ sở. Đây là bài giảng hữu ích dành cho các bạn chuyên ngành Y và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tắc ruộtTẮC RUỘT NỘI DUNG1. Đại cương.2. Lâm sàng.3. Chẩn đoán phân biệt.4. Xử trí. MỤC TIÊU1. Phân biệt được tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng,các nguyên nhân chính gây tắc ruột.2. Chẩn đoán được hội chứng tắc ruột.3. Biết cách xử trí BN tắc ruột tại tuyến y tế cơ sở. 1. ĐẠI CƯƠNGVị trícủaruộttrongcơ thể Tắc ruột là một hội chứngdo sự ngừng lưu thông cácchất trong lòng ruột (hơi, dịchvà các chất tiêu hóa) từ mônvị đến hậu môn. Tắc ruột có 2 loại là tắc ruột cơ học (do một sự cản trởcơ học trong lòng ruột) và tắc ruột cơ năng (do ruột khôngco bóp nên còn gọi là tắc ruột do liệt ruột). Tắc ruột gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.  Nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột: Dính ruột sau mổ (thường gặp nhất). Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú. Bã thức ăn (hay gặp ở người già). Giun đũa (hay gặp ở trẻ em). U đại tràng (thường gặp ở người 50 tuổi). Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa gặp, sau viêm ruộtthừa cấp. Triệu chứng và mức độ cấp tính thay đổi phụthuộc vào cơ chế tắc, vị trí tắc. Việc chẩn đoán nhiều khicòn khó khăn. 2. TRIỆU CHỨNG 2.1. Tắc ruột cơ học2.1.1. Triệu chứng cơ năngTam chứng: đau bụng, nôn, bí trung đại tiện. Đau bụng: là TC khởi phát; tính chất: đau thành cơn, bắtđầu từ từ, có khi dữ dội và nhanh chóng lan khắp bụng. BNtìm đủ mọi tư thế giảm đau nhưng không có hiệu quả. Nôn: xuất hiện đồng thời hoặc sau cơn đau nhưng khônglàm cho cơn đau giảm đi. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôndịch mật, rồi nôn chất có màu đen và thối (thường nhầm lànôn ra phân). Bí trung, đại tiện: xuất hiện sau khởi phát bệnh vài giờ. 2.1.2. Triệu chứng toàn thân: BN đến sớm: dấu hiệu mất nước và rối loạn cácchất điện giải thường không rõ. BN đến muộn: tắc ruột càng cao thì dấu hiệu mấtnước càng rõ rệt (triệu chứng: khát nước, mắt trũng,môi khô, da nhăn, nước tiểu ít, thậm chí có dấu hiệusốc do giảm khối lượng tuần hoàn. 2.1.3. Triệu chứng thực thể: Bụng trướng, mềm: xuất hiện sau đau bụng và nôn,lúc đầu chỉ trướng ở giữa bụng hoặc ở mạn sườn, sau đótrướng dần toàn bộ bụng. Bụng không trướng trong tắchỗng tràng, trướng nhiều trong tắc ruột muộn. Dấu hiệu quai ruột nổi: nhìn có thể thấy khốiphồng trên thành bụng, sờ nắn có cảm giác căng,bờ rõ, gõ vang. Dấu hiệu rắn bò: ● Trong cơn đau nhìn thấy quai ruột nổi hằn và dichuyển trên thành bụng. ● Hoặc kích thích bằng cách búng vào thành bụngchỗ quai ruột nổi sẽ thấy có sóng nhu động. ● Có khi không có quai ruột nổi nhưng kích thíchthấy quai ruột nổi cuộn lên đúng lúc có cơn đau. Dấu hiệu rắn bò là dấu hiệu đặc trưng của tắc ruộtcơ học (khẳng định chẩn đoán), nhưng khi không códấu hiệu này cũng không loại trừ được tắc ruột. Nghe bụng thấy tiếng réo di chuyển của hơi và dịchtrong lòng ruột. Đây là dấu hiệu có giá trị tương đươngdấu hiệu rắn bò, giúp phân biệt với tắc ruột cơ học(nghe thấy bụng im lặng). Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng, có khi sờthấy cục phân cứng, khối u trực tràng hay đầu khốilồng ruột. Chụp X quang bụng không chuẩn bị, tư thế đứng: cónhiều hình mức nước - hơi. Các dấu hiệu để phân biệt tắc cao hay tắc thấp: Dấu hiệu Tắc cao (ruột non) Tắc thấp (ruột già)Nôn Sớm MuộnBí trung, đại tiện Muộn SớmBụng trướng Ít NhiềuQuai ruột nổi Không CóDấu hiệu rắn bò Không CóToàn thân thay đổi Nhanh Chậm 2.2. Tắc ruột cơ năng Dấu hiệu chính: bụng trướng căng làm người bệnhkhó thở. Đau bụng âm ỉ, liên tục, không thành cơn. Có dấu hiệu quai ruột nổi, nhưng không có dấu hiệurắn bò. Nghe bụng thấy im lặng, không có tiếng réo. Toàn thân thay đổi ít, chậm. 3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Cơn đau quặn thận do sỏi: đau thường xuất pháttừ sau lưng, lan xuống bẹn. Cơn đau quặn gan: đau hạ sườn phải, lan ra saulưng và lan lên vai phải. Viêm tụy cấp: đau liên tục, dữ dội vùng trên rốn,phản ứng thành bụng vùng trên rốn. Cơn nhồi máu cơ tim thể biểu hiện ở bụng: nônnhiều, đau bụng trên, có dấu hiệu choáng. 4. XỬ TRÍ Tắc ruột cơ năng chỉ điều trị nội khoa. Tắc ruột cơ họccần phải mổ, nhưng bao giờ cũng phải hồi sức trước mổ. Tại tuyến y tế cơ sở thực hiện các bước hồi sức sau: Đặt ống thông dạ dày: hút dịch ứ đọng trên chỗ tắc ra càng nhiều càng tốt (bụng bớt trướng, BN dễ thở). Truyền dung dịch đẳng trương, chất điện giải: bù lượng dịch ứ đọng trong đường tiêu hóa. KS tiêm: Cefalotin 500 mg, Metronidazol 500 mg. Đặt ống thông bàng quang theo dõi số lượng nước tiểu (có nhiều nước tiểu là hồi sức tốt). Chuyển BN lên tuyến trên. TỔNG KẾT BÀI HỌC1. Đại cươngĐịnh nghĩa, nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp.2. Triệu chứng Tắc ruột cơ học: cơ năng, toàn thân, thực thể. ...

Tài liệu được xem nhiều: