Bài giảng Tài chính công: Chương 5 - ThS. Nguyễn Việt Dũng
Số trang: 34
Loại file: pdf
Dung lượng: 777.91 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 Tổng quan về thuế và các tác động của thuế nêu khái niệm thuế. Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 - ThS. Nguyễn Việt Dũng Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 5.1. TỔNG QUAN VÊ THUẾ 5.1.1. Khái niệm thuế Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh, tồn tại và phát triển cùng vớisự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế.Tuy nhiên, môi trường tồn tại của thuế phải là nền kinh tế hàng hoá, tuỳ theo cáchtiếp cận có khái niệm thuế như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho mộthoạt động vì lợi ích chung nào đó. Khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua cácđầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ hoặc đểphân phối lại sức mua giữa các cá nhân. “thuế là gì?” không đơn thuần chỉ là một cầu hỏi mang tính học thuật, nócòn mang những ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thuế có hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, nó mang tính bắt buộc chứ không có tính chất tự nguyện.. Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Những đặc điểm này cho thấy, thuế thường bị coi là tạo ra gánh nặng lớnhơn so với giá cả. Vì thế, trong những trường hợp có thể được thì tài trợ cho cáckhoản chi tiêu bằng giá cả sẽ có lợi thế hơn là bằng thuế. Nhưng có những loạihàng hóa và dịch vụ không thể tài trợ được bằng cách đặt giá như nhiều loại hànghóa công cộng và ngoại ứng, vì thế bắt buộc phải sử dụng thuế như một công cụquan trọng để tạo dựng nguồn thu. Thuế có một số vai trò như sau: Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia. Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội.Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 1 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng 5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế a./ Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán. Nguyên tắc lợi ích cho rằng nên đánh thuế các cá nhân tỷ lệ theo mức lợi íchmà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ. Theo quan điểm này, nếu nhưcác cá nhân phải trả tiền túi cho các hàng hóa cá nhân tương ứng với lượng tiêudùng hàng hóa đó của họ, Chính phủ cũng nên bắt họ phải trả thuế tương ứng vớimức độ sử dụng các hàng hóa công cộng của họ như đường sá, công viên. Nguyên tắc khả năng thanh toán: Nguyên tắc này phát biểu rằng, thuế màngười dân phải đóng nên tùy thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc vào thunhập và của cải tích lũy được của họ. Cá nhân nào có khả năng đóng thuế cao hơnthì sẽ có nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với những người có khả năng chi trả thấp.Theo nguyên tắc này, việc phân chia nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân hoàn toànkhông phụ thuộc vào mức lợi ích biên mà các cá nhân nhận được từ các dịch vụ củaChính phủ. b./ Nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc. Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc lợi ích hay khả năng thanh toán thì cáchệ thống thuế hiện đại đều cố gắng phản ánh quan niệm về công bằng. Nhắc lạirằng, bất kể một chính sách nào cũng cần được xem xét theo hai tiêu chuẩn về côngbằng: Tiêu chuẩn công bằng ngang cho rằng các cá nhân có năng lực kinh tế nhưnhau thì phải chịu thuế như nhau. Như vậy, nếu hệ thống thuế được xây dựng trênnguyên tắc lợi ích, thì hai người hưởng thụ các dịch vụ hoàn toàn như nhau, từđường cao tốc đến công viên, sẽ phải trả thuế như nhau. Còn nếu hệ thống thuế xâydựng theo nguyên tắc khả năng thanh toán, công bằng ngang đòi hỏi những ngườicó thu nhập như nhau sẽ phải đóng thuế như nhau. Tiêu chuẩn gây nhiều tranh cãihơn là công bằng dọc vì nó cho rằng những người có năng lực kinh tế khác nhau sẽphải trả những mức thuế khác nhau. Tuy nhiên, trả thuế khác nhau như thế nàođược coi là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ.Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 2 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng 5.1.3. Các cách phân loại thuế a./ Thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân hoặc các doanhnghiệp. Ví dụ, về thuế trực thu là thuế thu nhập, thuế bảo hiểm xã hội, các loại thuếđánh vào lương khác, thuế thừa kế và thuế quà tặng. Thuế thu nhập doanh nghiệpcũng được coi là thuế trực thu vì mọi người nhận thu nhập từ doanh nghiệp. Thuế gián thu là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ, tức là chỉ đánh gián tiếpvào các cá nhân. Chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế tài sản,thuế giá trị gia tăng là các loại thuế gián thu. b./ Thuế phổ cập và thuế chọn lọc. Để giải thích về cách phân loại này, cần bắt đầu với khái niệm về cơ sở tínhthuế. Cơ sở tính thuế là một khoản mục hay một hoạt độ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 - ThS. Nguyễn Việt Dũng Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 5.1. TỔNG QUAN VÊ THUẾ 5.1.1. Khái niệm thuế Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh, tồn tại và phát triển cùng vớisự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế.Tuy nhiên, môi trường tồn tại của thuế phải là nền kinh tế hàng hoá, tuỳ theo cáchtiếp cận có khái niệm thuế như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho mộthoạt động vì lợi ích chung nào đó. Khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua cácđầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ hoặc đểphân phối lại sức mua giữa các cá nhân. “thuế là gì?” không đơn thuần chỉ là một cầu hỏi mang tính học thuật, nócòn mang những ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thuế có hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, nó mang tính bắt buộc chứ không có tính chất tự nguyện.. Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Những đặc điểm này cho thấy, thuế thường bị coi là tạo ra gánh nặng lớnhơn so với giá cả. Vì thế, trong những trường hợp có thể được thì tài trợ cho cáckhoản chi tiêu bằng giá cả sẽ có lợi thế hơn là bằng thuế. Nhưng có những loạihàng hóa và dịch vụ không thể tài trợ được bằng cách đặt giá như nhiều loại hànghóa công cộng và ngoại ứng, vì thế bắt buộc phải sử dụng thuế như một công cụquan trọng để tạo dựng nguồn thu. Thuế có một số vai trò như sau: Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia. Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội.Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 1 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng 5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế a./ Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán. Nguyên tắc lợi ích cho rằng nên đánh thuế các cá nhân tỷ lệ theo mức lợi íchmà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ. Theo quan điểm này, nếu nhưcác cá nhân phải trả tiền túi cho các hàng hóa cá nhân tương ứng với lượng tiêudùng hàng hóa đó của họ, Chính phủ cũng nên bắt họ phải trả thuế tương ứng vớimức độ sử dụng các hàng hóa công cộng của họ như đường sá, công viên. Nguyên tắc khả năng thanh toán: Nguyên tắc này phát biểu rằng, thuế màngười dân phải đóng nên tùy thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc vào thunhập và của cải tích lũy được của họ. Cá nhân nào có khả năng đóng thuế cao hơnthì sẽ có nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với những người có khả năng chi trả thấp.Theo nguyên tắc này, việc phân chia nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân hoàn toànkhông phụ thuộc vào mức lợi ích biên mà các cá nhân nhận được từ các dịch vụ củaChính phủ. b./ Nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc. Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc lợi ích hay khả năng thanh toán thì cáchệ thống thuế hiện đại đều cố gắng phản ánh quan niệm về công bằng. Nhắc lạirằng, bất kể một chính sách nào cũng cần được xem xét theo hai tiêu chuẩn về côngbằng: Tiêu chuẩn công bằng ngang cho rằng các cá nhân có năng lực kinh tế nhưnhau thì phải chịu thuế như nhau. Như vậy, nếu hệ thống thuế được xây dựng trênnguyên tắc lợi ích, thì hai người hưởng thụ các dịch vụ hoàn toàn như nhau, từđường cao tốc đến công viên, sẽ phải trả thuế như nhau. Còn nếu hệ thống thuế xâydựng theo nguyên tắc khả năng thanh toán, công bằng ngang đòi hỏi những ngườicó thu nhập như nhau sẽ phải đóng thuế như nhau. Tiêu chuẩn gây nhiều tranh cãihơn là công bằng dọc vì nó cho rằng những người có năng lực kinh tế khác nhau sẽphải trả những mức thuế khác nhau. Tuy nhiên, trả thuế khác nhau như thế nàođược coi là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ.Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 2 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng 5.1.3. Các cách phân loại thuế a./ Thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân hoặc các doanhnghiệp. Ví dụ, về thuế trực thu là thuế thu nhập, thuế bảo hiểm xã hội, các loại thuếđánh vào lương khác, thuế thừa kế và thuế quà tặng. Thuế thu nhập doanh nghiệpcũng được coi là thuế trực thu vì mọi người nhận thu nhập từ doanh nghiệp. Thuế gián thu là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ, tức là chỉ đánh gián tiếpvào các cá nhân. Chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế tài sản,thuế giá trị gia tăng là các loại thuế gián thu. b./ Thuế phổ cập và thuế chọn lọc. Để giải thích về cách phân loại này, cần bắt đầu với khái niệm về cơ sở tínhthuế. Cơ sở tính thuế là một khoản mục hay một hoạt độ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính công Bài giảng tài chính công Tổng quan thuế Tác động thuế Vai trò của thuế Tài liệu tài chính côngGợi ý tài liệu liên quan:
-
203 trang 337 13 0
-
Giáo trình Tài chính công: Phần 2
121 trang 272 0 0 -
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 214 3 0 -
Sách tham khảo Tài chính công: Phần 1 - Nguyễn Thị Cành (Chủ biên)
326 trang 116 1 0 -
Bài thào luận Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
20 trang 93 0 0 -
Tài chính công: Phần 1 - PGS. TS Trần Đình Ty
269 trang 69 0 0 -
Tài liệu học tập Quản lý tài chính công và công sản - PGS.TS Trần Văn Giao
0 trang 64 0 0 -
Bài giảng Chương 2: Ngân sách nhà nước (Tài chính công)
37 trang 63 0 0 -
Giáo trình Tài chính tín dụng: Phần 1 - ThS. Huỳnh Kim Thảo
29 trang 45 0 0 -
Giáo trình Tài chính - tiền tệ: Phần 2 - NXB Tài chính
230 trang 44 0 0