Danh mục

Bài giảng Tài chính công - Hàng hóa công cộng

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.24 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta đã thấy thị trường thất bại như thế nào trong việc cung ứng các hàng hóa hoặc dịch vụ tạo ra ngoại ứng. Rất nhiều hàng hóa và dịch vụ do Chính phủ cung cấp, như quốc phòng, sẽ tạo ra ngoai ứng tích cực, mỗi khi nó được cung cấp trên thị trường. Trong phần này, chúng ta tiếp tục bàn kỹ hơn về những hàng hóa tạo ra ngoại ứng tích cực đó, mà kinh tế học công cộng gọi đó là hàng hóa công cộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính công - Hàng hóa công cộng HÀNG HÓA CÔNG CỘNG Trong phần trên, chúng ta đã thấy thị trường thất bại như thế nào trong việc cung ứng các hàng hóa hoặc dịch vụ tạo ra ngoại ứng. Rất nhiều hàng hóa và dịch vụ do Chính phủ cung cấp, như quốc phòng, sẽ tạo ra ngoai ứng tích cực, mỗi khi nó được cung cấp trên thị trường. Trong phần này, chúng ta tiếp tục bàn kỹ hơn về những hàng hóa tạo ra ngoại ứng tích cực đó, mà kinh tế học công cộng gọi đó là hàng hóa công cộng (HHCC). 1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của HHCC 1.1. Khái niệm chung về HHCC. Những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và cung cấp trong xã hội có thể được chia làm hai loại chính là hàng hóa công cộng (HHCC) và hàng hóa cá nhân (HHCN). Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Nói cách khác, với một lượng HHCC nhất định được cung cấp, có thể cho phép nhiều người cùng sử dụng một lúc mà việc sử dụng của người này không làm giảm khối lượng tiêu dùng của người khác. Chẳng hạn, các chương trình truyền thanh và truyền hình không có tính cạnh trong trong tiêu dùng. Chúng có thể được rất nhiều người cùng theo dõi một lúc. Việc có thêm ai đó mở hoặc tất đài hoặc vô tuyến không ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của người khác. Tương tự như vậy, an ninh quốc gia do quốc phòng mang lại cũng không có tính cạnh tranh. Khi dân số của một quốc gia tăng lên thì không vì thế mà mức độ an ninh mà mỗi người dân được hưởng nhờ quốc phòng bị giảm xuống. Đặc điểm này của HHCC cho phép phân biệt nó với những loại hàng hóa khác có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, hay còn gọi là hàng hóa cá nhân. Bánh mì một ví dụ về HHCN. Với một lượng bánh mì nhất định được sản xuất tại một thời điểm, nếu số người muốn tiêu dùng bánh mì tăng lên thì lượng bánh mì còn lại dành cho những người khác sẽ phải giảm xuống. Do tính chất này, trong đa số các 1 trường hợp, giá cả thị trường trở thành một công cụ hữu hiệu để đảm bảo phân bổ các hàng hóa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng đến tay những người có nhu cầu tiêu dùng chúng cao nhất. Việc định giá đối với những hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng là điều vô nghĩa vì suy cho cùng, việc có thêm một cá nhân tiêu dùng những hàng hóa này không ảnh hưởng gì đến việc tiêu dùng của những người khác. Nói cách khác, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng HHCC là bằng 0. Trong nhiều trường hợp, việc cố gắng định giá cho từng đơn vị tiêu dùng HHCC cũng là không thể được. Thuộc tính này được gọi là tính không loại trừ trong tiêu dùng của HHCC: HHCC không có tính loại trừ trong tiêu dùng có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. Chẳng hạn, không ai có thể ngăn cản những người không chị trả thuế để duy trì bộ máy quốc phòng khỏi việc hưởng thụ sự an ninh do quốc phòng mang lại. Thậm chí có tống họ vào tù thì họ vẫn được hưởng những lợi ích quốc phòng. Tương tự, khi các chương trình truyền thanh đã phát sóng thì bất kể ai có phương tiện thu thanh đều có thể thưởng thức các chương trình này, cho dù họ không trả một đồng nào cho đài phát thanh. Thuộc tính này cũng không xuất hiện đối với các HHCN. Nếu như thị trường có thể dễ dàng định giá cho từng chiếc bánh mì, từng cân gạo hay từng mét vải thì nó lại không thể định giá cho từng đơn vị tiêu dùng quốc phòng hay chương trình phát thanh. Đây chính là một trong những nguyên nhân mà khu vực tư nhân không thể cung cấp được HHCC thông qua thị trường. 1.2. Phân loại hàng hóa công cộng. Trên đây đã giới thiệu hai thuộc tính cơ bản của HHCC là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong tiêu dùng. Hàng hóa công cộng nào mang đầy đủ hai thuộc tính nêu trên là hàng hóa công cộng thuần túy. Một lượng HHCC nhất định, một khi đã được cung cấp cho một cá nhân thì lập tức nó có thể được tiêu dùng bởi tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng. Thuộc về loại này gồm có 2 quốc phòng, chương trình phát thanh hay đền hải đăng … vv. Ngược lại, hàng hóa cá nhân thuần túy lại là những thứ hàng hóa mà sau khi đã để người sản xuất nhận lại đầy đủ chi phí cơ hội sản xuất của mình, thì nó chỉ tạo ra lợi ích cho người nào đã mua nó mà không cho bất kỳ ai khác. Nói cách khác, HHCN thuần túy vừa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, vừa dễ dàng loại trừ tất cả những ai không sẵn sàng thanh toán theo mức giá thị trường. Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy Trong thực tế, có rất ít HHCC thỏa mãn một cách chặt chẽ cả hai thuộc tính nói trên, tức là có rất ít những loại HHCC được coi là thuần túy. Đa số các HHCC được cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác nhau. Những HHCC đó được gọi là HHCC không thuần túy. Tùy theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa, và tùy theo khả năng có thể thiết lập được một cơ chế để mua bán quyền sử dụng những hàng hóa này mà HHCC không thuần túy có thể được chia làm hai loại: HHCC có thể tắc nghẽn và HHCC có thể loại trừ bằng giá. HHCC có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều người cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút. Chi phí biên để phục vụ cho những người tiêu dùng tăng thêm sau một giới hạn nhất định này không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng dần, như được thể hiện trong hình 2.10. Điểm giới hạn đó được gọi là điểm tắc nghẽn. Trong hình 2.10, điểm N* là điểm tắc nghẽn. MC P Chi phí biên trên một người sử dụng Điểm tắc nghẽn O ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: