Danh mục

Bài giảng Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance)

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.45 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance) có nội dung gồm 4 chương cung cấp cho học viên những kiến thức về: tài chính công trong thực hiện các chức năng của Nhà nước; quản lý và Đánh giá chi tiêu công; tác động của thuế đến phân phối thu nhập và hiệu quả kinh tế; bội chi Ngân sách Nhà nước và Quản lý nợ công;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance) 27/8/2021 TÀI CHÍNH CÔNG Advanced Public Finance NÂNG CAO Bộ môn Tài chính công Department of Public Finance 1 Giới thiệu Học phần: Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance) Số tín chỉ: 2(20,10) Mục tiêu: Trang bị cho người học những kiến thức lý thuyết chuyên sâu và nâng cao về Tài chính công, kỹ năng phân tích, đánh giá các chính sách tài chính công trong thực tiễn; tạo cơ hội cho người học rèn luyện kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, thái độ nghiêm túc và tích cực trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về tài chính công 2 Tài liệu tham khảo  [1]. Nguyễn Văn Hiệu (2020), Tài chính công, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội  [2]. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2009), Tài chính công và Phân tích chính sách thuế, NXB Lao động Xã hội - TP HCM.  [3]. Nguyễn Văn Dần (2008), Chính sách tài khóa - Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Học Viện Tài Chính, NXB Tài Chính, Hà Nội.  [4] Vũ Cương (2002), Kinh tế và Tài chính công, ĐH KTQD, NXB Thống kê.  [5]. Harvey S.Rosen (2005), Public Finance, 7th McGraw-Hill Irwin. Fund, Washington D.C. 3 1 27/8/2021 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH  Chương 1: Tài chính công trong thực hiện các chức năng của Nhà nước  Chương 2: Quản lý và Đánh giá chi tiêu công  Chương 3: Tác động của thuế đến phân phối thu nhập và hiệu quả kinh tế  Chương 4: Bội chi Ngân sách Nhà nước và Quản lý Nợ công 4 Chương 1: TÀI CHÍNH CÔNG TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế và vai trò của tài chính công 1.2 Tài chính công trong phân bổ nguồn lực nhằm đạt hiệu quả kinh tế 1.3 Tài chính công trong phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội 5 1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và vai trò của tài chính công 1.1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường 1.1.3 Vai trò của tài chính công trong thực hiện các chức năng của Nhà nước 6 2 27/8/2021 1.1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế * Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dung nguồn lực a. Hiệu quả Pareto (Vilfredo Pareto): Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai. b. Hoàn thiện Pareto: nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu. 7 1.1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế * Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dung nguồn lực (tiếp) c. Điều kiện biên về hiệu quả: - Lợi ích biên (MB) - Chi phí biên (MC)  Nếu MB>MC  đv hàng hóa đó cần được sx thêm. Ngược lại, Nếu MB 27/8/2021 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto a. Điều kiện hiệu quả sx : tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa hai loại đầu vào bất kỳ của tất cả các hãng sx phải như nhau: MRTSXLK = MRTSYLK. b. Điều kiện hiệu quả phân phối: tỷ suất thay thế biên giữa 2 loại hàng hóa bất kỳ của tất cả các cá nhân phải như nhau: MRSAXY = MRSBXY c. Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: tỷ suất chuyển đổi biên giữa 2 loại hàng hóa bất kỳ phải bằng tỷ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân: MRTXY = MRSAXY = MRSBXY 10 Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi a. Nội dung định lý: “Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sx và tiêu dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong những đầu tư nhất định, nền kinh tế sẽ tất yếu đạt được sự phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto => nền kinh tế cạnh tranh sẽ “tự động” phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả nhất (luận điểm “bàn tay vô hình” của Adam Smith) 11 Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi b. Hạn chế của tiêu chuẩn Pareto và Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi: - Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ đúng trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo  sự không hoàn hảo của thị trường xuất hiện thì hiệu quả Pareto không được đảm bảo => cần có sự can thiệp của chính phủ - Hiệu quả chỉ là một tiêu chuẩn để quyết định xem một sự phân bổ nguồn lực cụ thể là tốt hay xấu. - Tiêu chuẩn Pareto chỉ mang đặc tính cá nhân chủ nghĩa (chỉ quan tâm đến lợi íc ...

Tài liệu được xem nhiều: