Danh mục

Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 889.51 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế" với các nội dung những vấn đề cơ bản về BOP; kết cấu của BOP và các nhân tố ảnh hưởng tới từng khoản mục; tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư của BOP và các biện pháp thăng bằng; phản ánh giao dịch kinh tế vào BOP của một quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế BÀI 2 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Hướng dẫn học Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các giao dịch kinh tế diễn ra giữa một quốc gia và phần còn lại của thế giới rất phong phú và đa dạng. Để ghi chép, phản ánh và đo lường các giao dịch kinh tế quốc tế này, các quốc gia sử dụng một báo cáo thống kê có tên Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment – BOP). Cán cân thanh toán quốc tế được coi là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất đối với mọi nền kinh tế bởi vì các số liệu này ảnh hưởng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô quan trọng khác như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả, tỷ giá và lãi suất. Số liệu phản ánh trong cán cân thanh toán quốc tế vô cùng có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và các cơ quan trực thuộc Chính phủ của các quốc gia. Trạng thái của BOP có ảnh hưởng quyết định tới tỷ giá do đó là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách thực hiện những thay đổi nhằm đạt được mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Thâm hụt BOP có thể dẫn tới những quyết định của Chính phủ như tăng lãi suất hoặc cắt giảm chi tiêu công nhằm giảm nhu cầu nhập khẩu, kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, hạn chế chu chuyển vốn nhằm bảo vệ và duy trì ổn định tỷ giá. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Tài chính quốc tế (2011), 2. Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở (2005). Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. TXNHQT05_Bai2_v1.0015105205 19 Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế Nội dung Nội dung chính của bài được chia thành bốn phần chính:  Thứ nhất, Tổng quan về Cán cân thanh toán quốc tế. Trong phần này, học viên sẽ tìm hiểu khái niệm về BOP; BOP được phân loại theo những tiêu chí nào; BOP có vai trò như thế nào đối với các chủ thể trong nền kinh tế; Số liệu BOP được thu thập phản ánh từ những nguồn nào và Nguyên tắc hạch toán của BOP.  Thứ hai, Nội dung của Cán cân thanh toán quốc tế. Đây được coi là nội dung quan trọng nhất trong bài học với các khoản mục trong BOP và các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng của các khoản mục này.  Thứ ba, Một số phân tích cơ bản.  Thứ tư, Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư của các cán cân bộ phận, ý nghĩa của tình trạng này đối với nền kinh tế quốc gia đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế. Mục tiêu  Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về BOP: khái niệm, phân loại, ý nghĩa.  Tìm hiểu kết cấu của BOP và các nhân tố ảnh hưởng tới từng khoản mục.  Tìm hiểu tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư của BOP và các biện pháp thăng bằng.  Vận dụng phản ánh giao dịch kinh tế vào BOP của một quốc gia. 20 TXNHQT05_Bai2_v1.0015105205 Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế Tình huống dẫn nhập “Phá giá VND mạnh nhất trong lịch sử” Tháng 2/2011, NHNN Việt Nam điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 9,2% lên mức 20.693 VND/USD với mục tiêu chính sách là cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam. 1. Cán cân vãng lai là gì? Tại sao phải cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai? 2. Tại sao khi điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng có thể cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai? TXNHQT05_Bai2_v1.0015105205 21 Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế 2.1. Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế (BOP) 2.1.1. Khái niệm BOP Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cán cân thanh toán quốc tế là bảng báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thông thường là 1 năm. Giao dịch kinh tế là các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập về đầu tư, chuyển giao vãng lai một chiều, chuyển giao vốn một chiều, chuyển vốn ra/vào lãnh thổ của một quốc gia trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay Chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính… Định nghĩa về “người cư trú” và “người không cứ trú” về cơ bản được quy định cụ thể trong luật và thường có sự thống nhất giữa các quốc gia. Đối với Việt Nam, định nghĩa về “người cư trú” và “người không cứ trú” được quy định chi tiết tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/PL–UBTVQH1 ...

Tài liệu được xem nhiều: