Danh mục

Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 7 - ThS. Nguyễn Phúc Khoa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.86 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Tài chính tiền tệ - Chương 7: Ngân sách nhà nước" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, cân dối thu chi từ ngân sách nhà nước,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 7 - ThS. Nguyễn Phúc Khoa NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM: NSNN là 1 quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, trong đó dự toán con số chi tiêu công mà nhà nước phải tìm kiếm nguồn tài trợ. NSNN phải được quốc hội thông qua hàng năm. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC II. THU NSNN: Thu NSNN là quá trình tổ chức huy động các nguồn tài chính xã hội vào quỹ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. 1. Thu thuế: thuế là 1 khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, bao gồm: - Thuế trực thu: đây là loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các thể nhân và pháp nhân khi có thu nhập hoặc tài sản được quy định nộp thuế. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ. 2. Thu lệ phí và phí: Được huy động và khai thác nguồn thu nhằm: + Bù đắp được chi phí + Tối đa hóa nguồn thu + Kiểm soát được nhu cầu sử dụng. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3. Vay nợ của chính phủ: để bù đắp thâm hụt NSNN và yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế, gồm: - Vay ngắn hạn: dưới 1 năm - Vay trung dài hạn: trên 1 năm. 3.1. Vay trong nước: thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. - Tín phiếu kho bạc - Trái phiếu kho bạc - Trái phiếu đầu tư. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Việc phát hành được thực hiện theo phương thức: - Phương thức đấu thầu - Phương thức bảo lãnh phát hành - Phương thức tiêu thụ qua đại lý - Phương thức phát hành trực tiếp 3.2. Vay nước ngoài: - Vay hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA): ODA không hoàn lại, ODA vay ưu đãi, ODA vay hỗn hợp. - Vay thương mại nước ngoài của chính phủ. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC III. CHI NSNN: Theo đặc điểm kinh tế, chia thành 2 khoản: 1. Chi đầu tư phát triển: - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. - Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các DNNN. - Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp. - Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước. - Chi dự trữ nhà nước. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2. Chi thường xuyên: 2.1.Chi sự nghiệp: - Chi sự nghiệp kinh tế - Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: chi về KH-CN, chi về GD-ĐT, chi y tế, chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao, chi sự nghiệp xã hội. 2.2. Chi quản lý nhà nước: - Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3. Chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay: - Trả nợ trong nước - Trả nợ nước ngoài. IV. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN: - NSNN cân bằng: nguồn thu vừa đủ chi tiêu - NSNN thặng dư: thu NSNN > chi NSNN - Bội chi NSNN: thu NSNN< chi NSNN C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC V. CÂN ĐỐI NSNN VIỆT NAM: - NSNN phải được cân đối theo nguyên tắc tổng thu về thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên và dành 1 phần tích lũy. - NS địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu. C7: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: