Danh mục

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 8: Lãi suất và tín dụng

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (58 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 8 bao gồm hai nội dung chính là lãi suất và tín dụng. Phần đầu của chương chúng ta bắt đầu tìm hiểu về lãi suất, phần thứ hai của chương sẽ đề cập tới những vấn đề khái quát liên quan tới tín dụng như cơ sở hình thành tín dụng và tầm quan trọng của tín dụng trong đời sống kinh tế xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 8: Lãi suất và tín dụng CHƯƠNG 8. LÃI SUẤT VÀ TÍN DỤNG Tóm tắt nội dung học tập của chương Chương 8 bao gồm hai nội dung chính là lãi suất và tín dụng. Phần đầu của chương chúng ta bắt đầu tìm hiểu về lãi suất, một biến số có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế bởi ảnh hưởng sâu rộng của nó tới rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Các nội dung liên quan tới lãi suất được được đề cập bao gồm việc phân loại các loại hình lãi suất để giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về các loại lãi suất hiện hữu được sử dụng trong các giao dịch kinh tế hoặc được sử dụng như là công cụ điều tiết chính sách tiền tệ của nhà nước hay được dùng để đo lường hiệu quả của khoản đầu tư. Để hiểu về cách tính lãi suất, chúng ta sẽ tiếp cận với cách tính giá trị tương lai và hiện tại của các khoản đầu tư vào tài sản nợ. Sau đó các loại lãi suất được tính toán chính như lãi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành hay tỷ suất lợi nhuận sẽ được trình bày trong mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần cuối cùng của nội dung về lãi suất sẽ đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của lãi suất như khung mẫu tiền vay, khung mẫu ưa thích tính thanh khoản, cấu trúc rủi ro của lãi suất, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, và cuối cùng là lý thuyết kỳ vọng. Phần thứ hai của chương sẽ đề cập tới những vấn đề khái quát liên quan tới tín dụng như cơ sở hình thành tín dụng và tầm quan trọng của tín dụng trong đời sống kinh tế xã hội. Chúng ta cũng tìm hiểu các loại hình tín dụng đang được sử dụng trong các giao dịch kinh tế ở khu vực tư nhân hay ở khu vực nhà nước như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại hay tín dụng nhà nước để thấy được những ứng dụng của từng loại hình tín dụng này. Mục tiêu học tập của chương Về mặt kiến thức: Người học nắm được bản chất của lãi suất, các loại hình lãi suất, bản chất và phương pháp tính về giá trị tương lai cũng như giá trị hiện tại của một số khoản đầu tư đặc thù vào tài sản nợ. Sau đó, việc nắm được phương pháp tính và mối liên hệ qua lại giữa lãi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành, và tỷ suất lợi nhuận thông qua sự biến động của giá của công cụ nợ là rất quan trọng. Cuối cùng người học nắm vững các yếu tố liên quan tới sự biến động của lãi suất. Đối với nội dung về tín dụng, người học cần nắm vững được bản chất của tín dụng và ba loại hình tín dụng chính trong nền kinh tế như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước để có cái nhìn về ứng dụng của từng loại hình tín dụng này trong nền kinh tế. Mục tiêu kỹ năng Người học sẽ nắm được các kỹ năng tính toán về giá trị hiện tại, giá trị tương lai, lãi suất đáo hạn và lãi suất hiện hành của một số khoản đầu tư vào tài sản nợ. I. Lãi suất 1. Lãi suất và phân loại lãi suất 1.1. Lãi suất Cái gì cũng có giá của nó, và cái giá mà chúng ta muốn sử dụng tài sản nhàn rỗi của người khác trong một khoảng thời gian nhất định để thực hiện những mục đích của mình được gọi là tiền lãi hoặc một loại tài sản khác chúng ta phải trả có thể quy đổi tương đương ra tiền. Nói một cách khác đi lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời gian. Thông thường tiền lãi được hiểu là mức giá sử dụng vốn hay chi phí sử dụng vốn mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong một thời kỳ nhất định. Khác với tiền lãi, vốn là con số tuyệt đối, lãi suất thể hiện một tỷ lệ tương đối giữa số lãi phải trả và số nợ gốc trong một thời kỳ tính lãi. Chúng ta muốn sở hữu một tỷ đồng ngay trong ngày hôm nay hay năm năm nữa? Rõ ràng việc sở hữu số tiền đó ngay tại ngày hôm nay sẽ được ưa thích hơn. Như vậy có thể nhận ra ngay rằng tiền tệ có giá trị theo thời gian, một đồng ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng trong tương lai. Vì sao vậy? vì thời gian cho phép chúng ta có cơ hội để trì hoãn sự chi tiêu từ số tiền có được và dùng số tiền đó để đầu tư và thu về một khoản lợi nhuận được gọi là tiền lãi trong tương lai. Và đây chính là cơ chế để cho lãi suất tồn tại. Người cho vay kỳ vọng người đi vay sẽ trả một khoản tiền lãi mà họ kỳ vọng rằng sẽ bù đắp được hoặc hơn phần lợi nhuận mà họ có thể đầu tư ở lĩnh vực khác với mức độ chấp nhận rủi ro nhất định. 1.2. Phân loại lãi suất Lãi suất có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ theo (i) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng, (ii) Mục đích quản lý thị trường tiền tệ, (iii) Giá trị thực của tiền lãi thu được, (iv) Giá trị thị trường của lãi suất, (v) Thời điểm chiết khấu, và (vi) Căn cứ vào cách thức tính toán lãi suất. 1.2.1. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trong đó nổi bật nhất là hai hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng ra nền kinh tế. Tương ứng với hai hoạt động này mà ngân hàng có hai loại hình lãi suất là lãi suất huy động vốn và lãi suất tín dụng. 1.2.1.1. Lãi suất huy động vốn Để có nguồn tiền cho vay, ngân hàng huy động ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: