Danh mục

Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (96 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1, phần 2 của Bài giảng Tài chính tiền tệ trình bày Tài chính quốc tế, tiền tệ và lưu thông tiền tệ, tín dụng và lãi suất tín dụng, ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 - ĐH Phạm Văn ĐồngChương 5 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 5.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế 5.1.1. Khái niệm tài chính quốc tế Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ TCQT đã ra đờivà phát triển từ hình thức giản đơn đến những hình thức phức tạp, gắn liền vớinhững điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia và của cộngđồng quốc tế. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ đã nảy sinh các quan hệ TCQT sơ khaidưới hình thức cống nạp của quốc gia này cho quốc gia khác. Vào cuối chế độphong kiến, với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, ngoại thương xuấthiện và phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của thuế quan và tín dụng quốc tế. Cùng với sự phát triển của CNTB và CHXH, những hình thức truyền thốngcủa quan hệ TCQT như thuế xuất nhập khẩu, tín dụng quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại vàphát triển thích hợp với những bước phát triển mới của quan hệ kinh tế quốc tế.Song với bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, kinh tế thị trườngvà quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu sắc, bên cạnh những hình thức truyềnthống trên, những hình thức mới của các quan hệ TCQT đã xuất hiện như: đầu tưquốc tế, viện trợ, ủng hộ, biếu tặng... giữa các nước với nhau và giữa các tổ chứcTCQT với các quốc gia độc lập... Có thể thấy sự xuất hiện và tồn tại các quan hệTCQT là một tất yếu của phạm trù tài chính, xuất phát từ các cơ sở khách quan sau: - Về mặt kinh tế: Đây chính là yếu tố giữ vai trò quyết định cho sự phát sinh và phát triển củacác quan hệ TCQT. Mỗi quốc gia là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, có quanhệ hữu cơ với nhau, cùng tham gia vào phân công lao động quốc tế với nhiều mứcđộ khác nhau. Điều này làm nảy sinh và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế và từđó làm nảy sinh, phát triển các quan hệ TCQT. - Về mặt chính trị: Yếu tố chính trị có tác động trực tiếp đến hình thức và mức độ của các quanhệ TCQT. Các quan hệ này phát sinh giữa các quốc gia nên chịu sự chi phối của cơchế, chính sách, đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chẳng hạn 71như chính sách thuế xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, cấp tín dụng, viện trợ pháttriển... Trên đây có thể thấy quan hệ kinh tế và chính trị giữa các nước trong cộngđồng quốc tế là cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển các quan hệ TCQT.Tuy nhiên các quan hệ này chỉ thực sự hình thành khi tiền tệ thực hiện chức năngtiền tệ quốc tế làm chuyển dịch các nguồn tài chính vượt ra khỏi phạm vi quốc giacủa mỗi nước. Vây, TCQT là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa các chủ thể củamột nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế trong việc hìnhthành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ thực hiện các chính sách đối nội,đối ngoại của Nhà nước. 5.1.2. Đặc điểm của tài chính quốc tế 5.1.2.1. Sự vận động của các nguồn tài chính không chỉ vượt ra khỏi phạm vilãnh thổ của một nước mà còn liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ củanhiều quốc gia khác nhau. Hoạt động của TCQT liên quan đến nhiều chủ thể phânphối ở nhiều quốc gia và diễn ra trên phạm vị rộng lớn, liên quan đến nhiều khâutrong hệ thống tài chính, làm chuyển dịch nguồn tài chính vượt ra khỏi phạm vi lãnhthổ của một nước. Đặc điểm này cũng cho thấy, trong quan hệ tài chính quốc tế luôn tiềm ẩnnhững rủi ro hối đoái hoặc rủi ro chính trị mà nhiều khi Nhà nước không thể lườngtrước được. 5.1.2.2. Hoạt động phân phối của TCQT gắn liền với việc thực hiện mục tiêukinh tế, chính trị của Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ quá trình tạo lập và sửdụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế với các chủ thể khác ở nướcngoài luôn chịu sự chi phối bởi chính sách đối ngoại của Nhà nước. 5.1.2.3. TCQT không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà cònchịu sự chi phối bởi các yếu tố về chính trị của mỗi nước. Bằng quyền lực chính trịcủa mình, Nhà nước ban hành một hệ thống luật pháp để điều chỉnh toàn bộ hoạtđộng của các chủ thể tham gia vào quan hệ TCQT phù hợp với đường lối đối ngoạicủa Nhà nước. 72 5.1.3. Vai trò của tài chính quốc tế Tài chính quốc tế có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu kinhtế và chính trị của mỗi quốc gia, điều này thể hiện trên các mặt sau: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với xu hướng khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế, các hoạt độngkinh tế quốc tế và tài chính quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển đã tạođiều kiện cho các quốc gia tham gia vào nền kinh tế thế giời với những lợi thế sosánh của mình về vốn, thị trường, công nghê, nguồn nhân lực… Bằng những lợi thếso sánh đó, các quốc gia có thể mở rộng hoạt động đầu tư quốc tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: