Danh mục

Bài giảng Tâm lý học đại cương (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 753.33 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Tâm lý học đại cương cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm tâm lý học đại cương; Nhân cách con người và những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý và nhân cách con người; Các phẩm chất tâm lý của nhân cách. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tâm lý học đại cương (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường CĐ Cộng đồng Lào CaiUỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAITRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Tâm lý học đại cươngNGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 LỜI GIỚI THIỆU Người xưa với câu danh ngôn nổi tiếng Hãy tự biết lấy mình, Biết mình, biếtngười, trăm trận, trăm thắng đều nói lên vai trò của các tri thức tâm lý, nhấn mạnhvai trò của tự nhận thức, tự ý thức Tâm lý con người có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nên tâm lýhọc có vai trò to lớn với tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người như: lao độngsản xuất, y tế, giáo dục, thể thao, an ninh quốc phòng. Mục đích cao nhất của hoạt động lao động là tạo ra năng suất lao động cao.Muốn vậy phải chú ý nhiều mặt từ việc chế tạo công cụ lao động, đảm bảo an toàn laođộng, tổ chức lao động hợp lí khoa học, xây dựng bầu không khí lao động tập thể,động viên khen thưởng trong lao động... tất cả các mặt đó của lao động đều cần đếncác tri thức tâm lý học lao động, tâm lý học kĩ sư, tâm lý học xã hội. Lĩnh vực quản lí xã hội và đặc biệt công tác tổ chức cán bộ vận dụng nhiều trithức tâm lý học. Vấn đề hiểu người, dùng người, bồi dưỡng và đánh giá con ngườitrong công việc, bầu không khí tâm lý trong tập thể quản lí, dư luận xã hội, các quanhệ cá nhân khác nhau trong tập thể đều sử dụng các tri thức tâm lý và đồng thời là cácvấn đề của tâm lý học. Ngoài ra, hầu khắp các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tư pháp, thanhtra, y tế, thương mại, du lịch... đều cần sự có mặt của khoa học tâm lý, sự ra đời cáckhoa học liên ngành như tâm lý học y học, tâm lý học tư pháp, tâm lý học du lịch... làminh chứng cụ thể khẳng định vai trò to lớn của tâm lý học với các khoa học khác vàcuộc sống xã hội con người. Đặc biệt với công tác giáo dục, lĩnh vực trồng ngườitâm lý học có vị trí đặc biệt quan trọng, những tri thức tâm lý học là cơ sở khoa họccho việc định hướng đúng trong dạy học và giáo dục học sinh: Hiểu tâm lý lứa tuổi làcơ sở cho dạy học, giáo dục phù hợp, sử dụng các biện pháp các phương tiện giáo dụccó hiệu quả đem lại chất lượng cao cho công tác giáo dục học sinh. Có thể nêu ra vàiví dụ về vấn đề này: Vận dụng các quy luật cảm giác, tri giác để điều chỉnh ngôn ngữ,sử dụng đồ dùng trực quan... có hiệu quả nâng cao mức độ nhận thức bài giảng chohọc sinh. Hiểu biết các quy luật tình cảm là cơ sở khoa học cho việc tổ chức các biệnpháp giáo dục ôn nghèo gợi khổ để giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. Nhậnthức đúng lôgic phát triển nhận thức của học sinh đi từ Trực quan sinh động đến tưduy trừu tượng định hướng cho cách dạy học của giáo viên. Các quy luật hình thànhkĩ xảo: Quy luật đỉnh, quy luật tiến bộ không đồng đều... gợi mở cách thức rènluyện kĩ xảo cho học sinh đặc biệt là các em học sinh nhỏ bậc Tiểu học khi bắt đầuhọc viết, học đọc, học tính toán... những tri thức khởi đầu trong kho tàng tri thứcphong phú của nhân loại. Tóm lại, tâm lý học từ chỗ mô tả, giảng giải, tư biện dần dần chuyển sang tâmlý học hoạt động, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thực sự đi vào cuộc sống,phục vụ thực tiễn xã hội. 2 MỤC LỤC TRANG1. Lời giới thiệu 022. Chương 1 Khái niệm tâm lý học đại cương 043. Chương 2 Nhân cách con người và những yếu tố ảnh 10hưởng tới tâm lý và nhân cách con người.4.Chương 3: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách 16 3 Chương 1 Khái niệm tâm lý học đại cương1. Mục tiêu:- Biết được khái niệm về tâm lý- Hiểu được bản chất, chức năng, phân loại của các hiện tượng tâm lý- Vận dụng kiến thức tâm lý đại cương trong cuộc sông cũng như trong công việc.2. Nội dung của chươngI. Khái niệm chung và ý nghĩa về tâm lý học1. Khái niệm Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi[1][2], tìm hiểuvề các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ mônhọc thuật với quy mô nghiên cứu rất rộng.Các nhà tâm lý học tìm hiểu về những tính chất rõ nét của não bộ và những hiệntượng đa dạng liên kết với những tính chất trên. Ở phương diện y sinh này, tâm lý họcgắn bó chặt chẽ và là một phần của khoa học thần kinh. Từ phương diện khoa học xãhội, tâm lý học tìm hiểu về các cá nhân và cộng đồng bằng cách thiết lập nhữngnguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp đặc trưng.[3][4]Trong lĩnh vực này, người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu lý thuyết đượcgọi là nhà tâm lý học, hoặc có thể được phân loại thành nhà nghiên cứu xã hội, nhànghiên cứu hành vi hay nhà nghiên cứu nhận thức. Nhiệm vụ của nhà tâm lý học làtìm hiểu vai trò của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: