Danh mục

Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 13: Phân tích phân phối

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.88 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng trình bày một số nội dung về: Phân tích tính khả thi của dự án, phân phối tác động của dự án đến các nhóm đối tượng khác nhau, phân phối tác động của dự án, khác biệt giữa chi phí vốn tài chính và chi phí vốn kinh tế,... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 13: Phân tích phân phối Bài 13: Phân tích phân phối Thẩm định Đầu tư Phát triển MPP19 Học kỳ Hè, 2018 (Sử dụng bài giảng các năm trước) Phân tích tính khả thi của dự án Phân tích tài chính ✓ Quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư ✓ Việc kết luận dự án khả thi về mặt tài chính dẫn đến quyết định chủ đầu tư sẵn sàng đầu tư vốn chủ sở hữu và các tổ chức tài chính sẵn sàng cho dự án vay vốn. Phân tích kinh tế ✓ Quan điểm của cả nền kinh tế ✓ Việc kết luận dự án khả thi về mặt kinh tế dẫn đến quyết định rằng dự án nên được nhà nước cho phép thực hiện vì nó đem lại lợi ích ròng cho cả nền kinh tế. Phân tích phân phối ✓ Tác động của dự án tới các nhóm khác nhau: ai là kẻ được và người mất và được/mất bao nhiêu nếu dự án được thực hiện? ✓ Tính bền vững của dự án không chỉ phụ thuộc vào việc dự án có khả thi về mặt tài chính và kinh tế (theo tiêu chí NPV, IRR) mà còn vào việc các đối tượng chịu tác động ủng hộ hay phản đối dự án. Phân phối tác động của dự án đến các nhóm đối tượng khác nhau Xác định các nhóm đối tượng chịu tác động của dự án: ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ Chủ đầu tư dự án Người làm việc cho dự án Chính phủ Người sử dụng đầu ra của dự án Nhà sản xuất đầu ra cạnh tranh với dự án Người cung cấp đầu vào cho dự án Người sử dụng đầu vào cạnh tranh với dự án Các đối tượng khác chịu ngoại tác do dự án tạo ra. Gắn tác động của dự án với các dòng ngân lưu (lợi ích hay chi phí) cụ thể trong mô hình thẩm định. Lượng hóa tác động ròng bằng cách tính chênh lệch giữa NPV kinh tế và NPV tài chính (đều sử dụng suất chiết khấu là chi phí vốn kinh tế) ứng với mỗi dòng ngân lưu cụ thể. Phân bổ các giá trị tác động ròng của dự án tới các nhóm đối tượng chịu tác động. Phân phối tác động của dự án: Lợi ích Ngân lưu (NPVe – NPVf > 0) Nhóm đối tượng Tăng thặng dư người tiêu dùng Người tiêu dùng đầu ra được lợi Tăng thặng dư nhà SX Nhà cung ứng đầu vào được lợi Tăng thuế/Giảm trợ cấp Nhà nước được lợi Kiểm soát giá: giá trần Người tiêu dùng đầu ra được lợi Kiểm soát giá: giá sàn Nhà cung ứng đầu vào được lợi Sử dụng LĐ phổ thông với SWRF > 1 Người LĐ phổ thông được lợi D.thu hàng ngoại thương với SERF > 1 Phần còn lại nền kinh tế được lợi Sử dụng vốn với WACC > ECOC Phần còn lại nền kinh tế được lợi Ngoại tác tích cực Đối tượng chịu ngoại tác được lợi Phân phối tác động của dự án: Chi phí Ngân lưu (NPVe – NPVf < 0) Nhóm đối tượng Giảm thặng dư người tiêu dùng Người dùng đầu vào cạnh tranh chịu thiệt Giảm thặng dư nhà SX Nhà SX cạnh tranh chịu thiệt Giảm thuế/Tăng trợ cấp Nhà nước chịu thiệt Kiểm soát giá: giá trần Nhà cung ứng đầu vào chịu thiệt Kiểm soát giá: giá sàn Người tiêu dùng đầu ra chịu thiệt Chi phí hàng ngoại thương với SERF > 1 Phần còn lại nền kinh tế chịu thiệt Sử dụng vốn với WACC < ECOC Phần còn lại nền kinh tế chịu thiệt Ngoại tác tiêu cực Đối tượng bị ngoại tác chịu thiệt

Tài liệu được xem nhiều: