Danh mục

Bài giảng Thanh toán quốc tế (Mai Thu Hiền) - Thị trường ngoại hối

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 615.80 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thị trường ngoại hối trình bày về khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối, đặc điểm thị trường ngoại hối, chức năng thị trường ngoại hối, thành viên tham gia thị trường ngoại hối.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thanh toán quốc tế (Mai Thu Hiền) - Thị trường ngoại hối 1.6. Thị trường ngoại hối • Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối • Đặc điểm thị trường ngoại hối • Chức năng thị trường ngoại hối • Thành viên tham gia thị trường ngoại hối • Phân loại thị trường ngoại hối • Các giao dịch trên thị trường ngoại hối • Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam • Chế độ quản lý ngoại hối của Việt Nam Ngoại hối Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế:• Ngoại tệ: tiền nước ngoài như tiền mặt (tiền kim loại, tiền giấy), tiền tín dụng (séc du lịch, tiền điện tử, tiền trên tài khoản...). ử ề ả• Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ (ngân phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu,...).• Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ (hối phiếu, kỳ phiếu, séc thương mại,...)• Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Ngoại hối • Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Việt Nam quy định là vàng khối, vàng thỏi có chất lượng từ 99,5% và khối lượng từ 1 kg trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được Hiệp hội vàng, Sở giao dịch vàng quốc tế công nhận. London Bullion Market Association quy định đơn vị giao dịch tại the London Bullion Market là 1 ounce vàng tinh khiết/nguyên chất (pure gold). Khách hàng trả tiền theo hàm lượng vàng tinh khiết chứ không phải theo trọng lượng của thỏi vàng. Vàng 24 carat/Karat (viết tắt là ct/K) là vàng tinh khiết với hàm lượng vàng là 999.9%. 1 Ngoại hối Theo Pháp lệnh ngoại hối 2005, ngoại hối bao gồm:• Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);• Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;• Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;• Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;• Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trạng thái ngoại tệ • Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ (exchange position). • Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là thời điểm ký kết hợp đồng chứ không p ý p g g phải thời điểm thanh toán. • Trạng thái ngoại tệ trường (long position) phát sinh khi các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ (mua ngoại tệ). • Trạng thái ngoại tệ đoản (short position) phát sinh khi các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ (bán ngoại tệ). Trạng thái ngoại tệ ròng • Trạng thái ngoại tệ ròng (net exchange position) là chênh lệch giữa doanh số phát sinh trạng thái ngoại tệ trường và trạng thái ngoại tệ đoản đối với ngoại tệ trong một thời kỳ nhất định. NEPt = LEPt – SEPt NEPt = NEPt-1 + LEPt – SEPt • NEP > 0 (trạng thái ngoại tệ trường ròng): đồng nội tệ mất giá (tỷ giá tăng), ngân hàng lãi, đồng nội tệ lên giá (tỷ giá giảm), ngân hàng lỗ. • NEP < 0 (trạng thái ngoại tệ đoản ròng): đồng nội tệ mất giá (tỷ giá tăng), ngân hàng lỗ, đồng nội tệ lên giá (tỷ giá giảm), ngân hàng lãi. • NEP = 0: không phát sinh lỗ lãi khi tỷ giá thay đổi. 2 Khái niệm thị trường ngoại hối• Thị trường ngoại hối cung cấp cấu trúc vật chất và thể chế thông qua đó đồng tiền của một nước được trao đổi lấy đồng tiền của nước khác, qua đó tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền được xác định và các giao dịch ngoại hối được hoàn ố thành.• Ngắn gọn, thị trường ngoại hối là nơi các đồng tiền quốc gia khác nhau có thể trao đổi (mua hoặc bán) với nhau, qua đó tỷ giá hối đoái được xác định.Đặc điểm thị trường ngoại hối• Không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí địa lý hữu hình nhất định mà có thể diễn ra ở bất cứ đâu nơi mà các chủ thể kinh tế có thể mua hoặc bán các đồng tiền khác nhau thông qua điện thoại, telex, fax, máy tính...). Do đó nó mang tính chất quốc tế hơn là quốc gia và nó còn được gọi là thị trường không gian (space market).• Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ do có sự ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: